1/4/11

Từ con ốc sên biển đến chiếc áo giáp chống đạn.


Theo một nhóm các nhà khoa học ở Viện kỹ thuật Massachusetts, vỏ của một loại ốc sên nằm sâu dưới biển có thể khêu gợi ý tưởng tạo nên một thế hệ vật liệu mới dùng trong quân sự.

Một loại ốc sên “chân vẩy” được tìm thấy ở Ấn Độ Dương
Một loại ốc sên “chân vẩy” được tìm thấy ở Ấn Độ dương
Cấu trúc vỏ ba tầng của loại động vật thân mềm “chân vẩy” này tạo cho chúng bộ xương ngoài mạnh nhất mà chúng ta từng thấy trong thiên nhiên, đồng thời các nhà khoa học cũng nói rằng việc sao chép vi cấu trúc của chúng có thể hỗ trợ phát triển công nghệ bảo vệ các binh lính, xe tăng và máy bay trực thăng.
Loài Crysomallon Squamiferum (tên gọi chung của loài sâu biển chân bụng có vảy như ốc sên biển và một số loài động vật biển thân mềm khác) được phát hiện vào năm 2003 gần “ống khói đen” (là một kiểu miệng phun thủy nhiệt được tìm thấy dưới đáy biển) khoảng 2km bên dưới bề mặt của Ấn Độ Dương.
Loài ốc sên biển này có kích thước xấp xỉ loài ốc sên vườn nhưng lại không giống bất kì loài nào đã được biết trước đây, vỏ của nó được làm bằng 3 lớp hỗn hợp, giúp làm vô hiệu hoá các lực cơ học từ ngoài tác động vào bên trong.
Theo nghiên cứu MIT, được xuất bản trong tạp chí Proceeding of the National Academy of Sciences, mỗi lớp hỗn hợp của loài ốc sên này đóng một vai trò khác nhau trong việc bảo vệ vỏ còn nguyên vẹn. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu ở lĩnh vực “phát triển các loại vật liệu mới” có thể sử dụng “vật liệu mới” này cho áo khoác chống đạn và lớp phủ bảo vệ xe.
Biomimetrics - thiết kế lấy cảm hứng từ thiên nhiên - ngày càng trở nên phổ biến trong sự phát triển của các loại “vật liệu thông minh”. Ví dụ như loại áo tắm nổi tiếng “Fastsin Speedo’s”, được lấy cảm hứng từ da cá mập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Admin

Thanks for joint