21/4/11

FBI tiết lộ tài liệu về các cuộc hạ cánh của UFO

Tài liệu mô tả những lần nhìn thấy và hạ cánh của UFO đã được công bố trên một cơ sở dữ liệu chính thức của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI).

Ảnh minh hoạ một đĩa bay.
Các tài liệu mật, chứa thông tin về những lần bắt gặp các vật thể lạ từ 60 năm về trước, cho thấy đã có người chứng kiến bằng mắt đĩa bay và các dạng sống ngoài hành tinh.

Trong một tài liệu, một cơ quan đặc biệt phụ trách khối văn phòng của FBI tại Washington đã gửi một bức thư tới giám đốc FBI vào 22/03/1950, nói rằng một nhà điều tra của Không quân Mỹ đã tìm thấy tàu vũ trụ trong địa phần gần Roswell, New Mexico.


Bức thư viết: "Ba cái gọi là đĩa bay đã được tìm thấy tại New Mexico. Chúng được miêu tả là hình tròn có đường kính khoảng 15m với phần giữa nhô lên".


Bức thư, được đưa vào vào thư viện trực tuyến Vault của FBI, sau đó cũng đã mô tả cơ thể của một cá thể giống con người cao 0,9m trong số những thứ còn sót lại sau vụ hạ cánh của UFO.


Theo tài liệu này, quần áo của các cá thể lạ được làm bằng kim loại tốt và giống các bộ trang phục của phi công.


Thông tin trên được đưa ra sau khi Bộ quốc phòng Mỹ cho phép phát hành hàng ngàn trang tài liệu về UFO tại Cục lưu trữ quốc gia vào tháng trước.


Nick Pope, một cựu điều tra viên của Bộ Quốc phòng Anh, bình luận về các thông tin: "Những tài liệu này vô cùng thú vị, nhưng sẽ rất khó để phát hiện ra sự thật sau nhiều năm. Sẽ có rất nhiều câu hỏi cho FBI và Không quân Mỹ, nhưng vấn đề là hiện nay không còn nhân viên nào phục vụ trong thời gian các vụ việc được mô tả còn làm việc cho những tổ chức này".

Stephen Hawking: Thần học là không cần thiết!

Sau cuốn sách mới vừa ra mắt với tuyên bố gây sốc, Chúa không tạo nên vũ trụ, mới đây tham gia một chương trình truyền hình, nhà vật lý học nổi tiếng người Anh Stephen Hawking lại khẳng định, người ta không cần đến Thần học để giải thích vũ trụ.

Người ta không cần đến Chúa để giải thích vũ trụ. (Ảnh: Mirror).
Vào đầu tháng 9 vừa qua,S. Hawking đã cho ra mắt cuốn sách mới của mình với nhan đề “The Grand Design”. Trong cuốn sách này, Hawking chủ trương cho rằng, do có lực hấp dẫn, bản thân vũ trụ có thể được tạo nên từ hư vô. Hawking cũng khẳng định sự “sáng tạo từ phát” này chính là nguyên nhân cho sự tồn tại của con người cũng như vũ trụ.

Từ chủ trương đó, Hawking khẳng định: “Không cần thiết phải cần đến Chúa để giải thích cho sự hình thành của vũ trụ đang tồn tại này”.


Cuốn sách và những tuyên bố của Hawking thực sự đã tạo nên một làn sóng tranh luận ngay từ khi ra mắt. Nó đã nhận được sự phản ứng gay gắt từ không ít những người lãnh đạo tôn giáo. Tuy nhiên, nhà vật lý học 68 tuổi này không vì thế mà dừng lại.


Xuất hiện trong một chương trình truyền hình có tên “Larry King Live” của Mỹ tối hôm thứ 6 (10/09) vừa qua, Hawking một lần nữa khẳng định: “Chúa có thể tồn tại, tuy nhiên khoa học có thể giải thích được vũ trụ mà không cần đến một đấng sáng thế”.


“Khoa học ngày càng có đủ khả năng để giải quyết những vấn đề mà trong quá khứ nó thuộc độc quyền của tôn giáo. Sự kiến giải của khoa học đã rất hoàn chỉnh rồi, thần học là hoàn toàn không cần thiết”, nhà vật lý học nổi tiếng nói.


Trả lời Larry King, người dẫn chương trình nổi tiếng trong tiết mục này, Hawking tuyên bố: “Khoa học đã có thể giải thích vũ trụ, chúng ta không cần đến Thượng đế để giải thích vì sao trên thế giới lại có cái này hay cái kia cũng như những quy luật vốn tồn tại trong tự nhiên”.

Những điều kỳ lạ trong vũ trụ

Bạn có biết, trong không gian, ngọn lửa nến cháy theo hình cầu? Con người đổ mồ hôi nhiều hơn trên trái đất? ... Đây hoàn toàn là những thực tế kỳ lạ trong không gian vũ trụ nhưng ít được biết đến, theo thống kê của trang Space.

Nước sôi trong một bong bóng lớn


Trên trái đất, nước sôi tạo ra hàng ngàn bong bóng hơi nhỏ. Tuy nhiên, trong không gian, nó chỉ tạo ra một bong bóng khổng lồ nhấp nhô.

Động lực học chất lỏng phức tạp tới mức các nhà vật lý từng không biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra với nước sôi trong điều kiện không trọng lực cho đến khi một cuộc thử nghiệm cuối cùng được thực hiện vào năm 1992 trên một tàu con thoi. Sau đó, các nhà vật lý xác định rằng, khía cạnh đơn giản hơn của sự sôi trong không gian có thể là kết quả từ sự vắng mặt của đối lưu và sức nổi - hai hiện tượng do lực hấp dẫn gây ra. Trên trái đất, những hiệu ứng này tạo ra sự náo động mà chúng ta quan sát thấy trong các ấm nấu nước.

Chúng ta có thể biết được nhiều điều từ những thí nghiệm nấu sôi chất lỏng này. Theo trang Tin tức khoa học của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA): "Biết các chất lỏng sôi trong không gian như thế nào sẽ dẫn tới việc cải tiến các hệ thống làm mát hiệu quả hơn cho tàu vũ trụ ... Điều đó một ngày nào đó cũng có thể được dùng để thiết kế các nhà máy điện cho các trạm vũ trụ, hoạt động theo cơ chế sử dụng ánh sáng mặt trời đun sôi một chất lỏng để tạo ra hơi làm quay tuabin phát điện".

Lửa cháy theo hình cầu


Trên trái đất, ngọn lửa cháy bốc lên theo chiều đứng. Nhưng trong không gian, chúng tỏa ra tất cả các hướng.

Các nhà khoa học lý giải hiện tượng này như sau: Càng gần bề mặt trái đất, các phân tử không khí càng nhiều nhờ trọng lực của hành tinh giữ chúng ở đó. Ngược lại, không khí ngày càng trở nên mỏng hơn khi bạn di chuyển theo chiều thẳng đứng, gây ra một sự suy giảm dần áp lực. Sự chênh lệch áp suất khí quyển mỗi 2,5cm, mặc dù nhỏ, nhưng cũng đủ hình thành hình dạng của một ngọn lửa nến.

Sự khác biệt áp suất gây ra một hiệu ứng được gọi là sự đối lưu tự nhiên. Khi không khí xung quanh ngọn lửa nóng lên, nó giãn nở, trở nên nhẹ hơn không khí lạnh bao quanh nó. Khi các phân tử khí nóng mở rộng ra bên ngoài, các phân tử khí lạnh đẩy ngược lại chúng. Trên trái đất, vì có nhiều phân tử khí lạnh hơn tham gia đẩy ngược các phân tử nóng ở chân ngọn lửa, nên ở phía đầu ngọn lửa chứng kiến ít "sự đối kháng" hơn. Và do đó, ngọn lửa bốc lên theo chiều thẳng đứng.

Mặc dù vậy, khi không có trọng lực (như trong không gian), không khí nóng giãn nở đối mặt với "sự đối kháng" ngang bằng nhau ở mọi hướng, và do đó ngọn lửa tỏa thành hình cầu ra ngoài nguồn phát sáng.

Vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn và nguy hiểm hơn

Ba mươi năm thí nghiệm đã chỉ ra rằng các "thuộc địa" của vi khuẩn phát triển nhanh hơn nhiều trong không gian. Ví dụ, các thuộc địa của vi khuẩn E Coli (vi khuẩn gây nhiều loại bệnh đường ruột) trong không gian tăng nhanh gần gấp đôi so với thuộc địa của các "đồng nghiệp" trên trái đất.

Thêm vào đó, một số vi khuẩn phát triển theo hướng nguy hiểm chết người hơn. Theo kết quả một cuộc thí nghiệm được kiểm soát năm 2007nhằm kiểm tra sự tăng trưởng của vi khuẩn salmonella (một tác nhân gây bệnh và các vụ ngộ độc thực phẩm) trên tàu con thoi Atlantis, môi trường không gian đã thay đổi biểu hiện của 167 gen của vi khuẩn. Các nghiên cứu tiến hành sau chuyến bay phát hiện, những điều chỉnh về gen này đã tăng khả năng gây bệnh của vi khuẩn salmonella lên gần 3 lần so với các vi khuẩn cùng loại trên trái đất.

Có một vài giả thuyết lý giải việc tại sao vi khuẩn phát triển mạnh hơn trong môi trường không trọng lượng. Chúng đơn giản có thể có nhiều "đất" hơn để sinh trưởng so với trên trái đất. Đối với những thay đổi trong biểu hiện về gen ở vi khuẩn salmonella, các nhà khoa học nhận định, chúng có thể là kết quả của một phản ứng căng thẳng trong một protein có tên gọi Hfq, vốn có vai trò kiểm soát biểu hiện gen. Vi trọng lực tạo ra các căng thẳng cơ học lên các tế bào vi khuẩn thông qua việc thay đổi cách chất lỏng di chuyển trên bề mặt của chúng. Hfq phản ứng bằng cách khởi động "chế độ sống sót ", trong đó nó khiến các tế bào trở nên nguy hiểm hơn.

Thông qua việc tìm hiểu cách vi khuẩn phản ứng với căng thẳng trong không gian, các nhà khoa học hy vọng sẽ biết nó có thể đối phó với các tình huống căng thẳng trên trái đất như thế nào. Ví dụ như, protein Hfq có thể trải qua một phản ứng căng thẳng tương tự khi vi khuẩn salmonella bị hệ thống miễn dịch của con người tấn công.

Bạn không thể làm phụt bia

Vì không có lực hấp dẫn đồng nghĩa với việc không có lực nổi nên không có gì đẩy các bong bóng khí nổi lên và thoát ra khỏi các loại nước uống có ga trong không gian. Điều này có nghĩa là, các bong bóng carbon dioxide đơn giản bị mắc kẹt trong nước ngọt và bia, ngay cả khi chúng ở trong bụng của các phi hành gia. Thực tế, nếu không có trọng lực, các phi hành gia không thể làm phụt khí và điều đó khiến cho đồ uống có ga vô cùng kém hấp dẫn.

May mắn thay, một công ty ở Australia đã pha chế một loại bia đặc biệt cho các chuyến bay ngoài không gian. Loại bia được đặt tên Vostok 4 Pines Stout Beer này giàu hương vị, nhưng có nồng độ ga thấp. Tổ chức nghiên cứu không gian phi lợi nhuận Astronauts4Hire đang tìm hiểu xem loại bia này liệu có an toàn để sử dụng trong các chuyến bay thương mại ngoài vũ trụ trong tương lai hay không.

Hoa hồng có mùi khác biệt

Các loài hoa sản sinh những hợp chất thơm khác nhau khi sinh trưởng trong vũ trụ, và do đó, tỏa mùi cũng hoàn toàn khác biệt. Điều này là do, các loại dầu dễ bay hơi do thực vật sản sinh ra - dầu mang mùi thơm - chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và độ tuổi của hoa. Xét về sự mong manh của chúng, không có gì đáng ngạc nhiên về việc vi trọng lực cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sản xuất dầu thực vật

Mùi hương "ngoài thế giới này" do các loại hoa hồng trong không gian tỏa ra, bao trùm trên tàu con thoi Discovery năm 1998 sau đó đã được đem đi phân tích, nhân rộng và tích hợp vào "Zen" - một sản phẩm nước hoa của công ty Mỹ phẩm Nhật Shiseido.

Bạn đổ mồ hôi nhiều hơn


Như đã giải thích trong trường hợp của ngọn lửa nến, trọng lực bằng 0 đồng nghĩa với việc không có đối lưu tự nhiên. Điều này có nghĩa là, nhiệt độ cơ thể không thoát ra ngoài bề mặt da, vì vậy cơ thể liên tục phải toát mồ hôi nhằm tự làm mát. Tồi tệ hơn, vì các dòng mồ hôi đó không chảy nhỏ giọt hoặc bay hơi nên chúng đơn giản cứ tích tụ lại. Tất cả khiến cho cuộc hành trình chính phục không gian của con người trở nên khá ẩm ướt, theo nghĩa đen.

Video cận cảnh về trận lốc xoáy kinh hoàng tại Mỹ

Khi Terry Rodriguez, nhân viên tại một quán ăn nổi tiếng ở thị trấn Sanford (bang Bắc Carolina, Mỹ), nhìn vào đôi mắt đang mở to vì hoảng sợ của bà chủ, anh đã nhận thấy một cái đó không ổn xảy ra vào chiều hôm thứ Bảy trước.
Cái mà Terry nhìn thấy, chính là xoáy lốc khổng lồ đen ngòm, một trong 240 trận lốc xoáy đã tàn phá một loạt các bang ở miền Đông và miền Nam nước Mỹ, khiến 45 người thiệt mạng.


Khi ấy, trong nhà hàng có khoảng 140 thực khách đang dùng bữa, và nhiều người trong số họ đang ngồi bên cạnh mặt trước toàn vách kính.


“Điều đầu tiên mà tôi nghĩ đến là tìm cách giúp các thực khách tránh xa tấm vách kính, bởi nếu cơn lốc xoáy ập tới thì không biết điều gì sẽ xảy ra,”, bà chủ quán kể với phóng viên tờ The New York Times. “Lúc đó, tôi chỉ kịp hét lên ‘Lốc xoáy, hãy chạy vào trong bếp!’ ”


Lập tức, tất cả thực khách đứng bật dậy, xô đổ bàn ghế để tìm chỗ trú ẩn. Nhiều người chạy vào bếp theo lời bà Rodriguez, còn một số khác chạy vào nhà vệ sinh.


May mắn là trận lốc xoáy đã không quét qua nhà hàng, mà nó đổ xuống mái vòm của trung tâm mua sắm Loew nằm cách đó vài trăm mét. “Tôi nhìn thấy rõ mái vòm của trung tâm bị tốc lên không trung,” bà Rodriguez kể lại.


Trung tâm mua sắm Loew đã bị phá hủy hoàn toàn sau trận lốc xoáy. Tuy nhiên, khoảng 70 khách hàng có mặt tại trung tâm lúc đó đã được cứu thoát nhờ vào sự nhanh trí của một nhân viên tại đây khi kịp thời dẫn toàn bộ khách hàng và nhân viên chui xuống hầm.


Theo sở cảnh sát Sanford, ít nhất đã có 2 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương khi trận bão quét qua thị trấn này.


Bão kèm lốc xoáy bắt đầu tấn công bang Oklahoma hôm 14/4 vừa qua, sau đó quét qua các bang ở phía Đông như Arkansas, Mississippi, Alabama, Georgia và Virginia và các bang phía Nam. Đỉnh điểm của trận bão là khi nó quét qua Bắc Carolina vào đêm thứ Bảy.


Dù tháng Tư và tháng Năm thường là thời điểm hay xảy ra nhiều trận bão lớn ở miền Nam, song trận bão xuất phát từ Đại Tây Dương này lại diễn ra bất thường, cả về cường độ lẫn đường đi của nó.


Ban đầu, bão gây ra lụt lội, rồi kèm lốc xoáy và sấm chớp đổ xuống Oklahoma, cướp đi sinh mạng của hai người già ở đây trước khi quét xuống Arkansas, Mississippi, Alabama, Georgia, North và South Carolina và Virginia. Ảnh hưởng của nó còn lan xa tới tận cả Pennsylvania, New Jersey và New York, khi những trận gió lớn kèm theo mưa gây ra lũ lụt cục bộ.


Theo Trung tâm dự báo bão quốc gia Mỹ thì trong ba ngày qua đã có ít nhất 240 trận lốc xoáy tại 13 bang. Khi trận bão tràn vào Bắc Carolina đêm thứ Bảy, nó đã sinh ra 92 trận lốc xoáy tại bang này, một con số kỷ lục, cướp đi sinh mạng của 22 người và làm bị thương ít nhất 80 người nữa.

Người chết sống lại ?

Ông Ng Swee Hock, 65 tuổi, người Malaysia, là trường hợp mới nhất của hội chứng Lazarus bí ẩn. Theo báo Malaysia Star, ông này đột ngột sống lại sau 2 giờ 30 phút kể từ khi bác sĩ tại Bệnh viện Seberang Jaya tuyên bố đã chết.
Vụ hồi sinh bất ngờ của ông Ng đang trở thành đề tài nóng bỏng ở Bukit Mertajam thuộc bang Penang. Con trai ông, tên Wei, cho hay, đã hộc tốc đưa cha đến bệnh viện vào khoảng 11 giờ sáng 13-4 khi phát hiện ông ngưng thở ở nhà. “Các bác sĩ đã thực hiện những biện pháp cấp cứu và tuyên bố ông qua đời một giờ sau đó”, Wei nói. Còn đại diện bệnh viện cho hay, bác sĩ đã đợi tới hai giờ kể từ khi ông ngừng thở để đưa ra kết luận cuối cùng, và việc ông sống lại 2 giờ 30 phút sau đó chỉ có thể được giải thích là hội chứng Lazarus.

Ảnh Minh Họa
Đại diện của Bệnh viện Seberang Jaya cũng cho hay, hội chứng Lazarus rất hiếm gặp và cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích đầy đủ về chuyện gì đã xảy ra khiến bệnh nhân chết rồi lại hồi dương.
Kể từ năm 1982 đến 2009, lịch sử y khoa đã ghi nhận 38 trường hợp được liệt vào hội chứng này trên toàn thế giới.
Fox News cho hay, không ít tình trạng chết đi sống lại xảy ra tại Mỹ, như vụ bà Judith Johnson ở Delaware vào tháng 10 - 2008. Bệnh nhân đã được bác sĩ khẳng định chết sau một giờ cấp cứu, nhưng sau đó nhân viên nhà xác lại phát hiện bà này hồi tỉnh.
Bà Johnson sau đó đã kiện bệnh viện vì chỉ định quá nhiều thuốc cũng như thực hiện biện pháp sốc điện trong nỗ lực cứu sống, khiến bà bị tổn hại gan, đau ngực, mất trí nhớ, co giật, tổn thương thần kinh vĩnh viễn...Dù vẫn chưa giải thích được hội chứng Lazarus, tình trạng người chết đi sống lại này đã đưa ra những vấn đề khó xử về nguyên tắc nghề nghiệp đối với giới bác sĩ, người chịu trách nhiệm tuyên bố một người tử vong hay chưa. Và khi nào cần phải chấm dứt các biện pháp cấp cứu để tránh trường hợp như bà Johnson ở trên.
Đó là chưa kể những hành động được thực hiện sau đó như mổ xác khám nghiệm tử thi và lấy những bộ phận cơ thể đã được bệnh nhân đồng ý hiến khi chết… Hội chứng Lazarus được đặt theo tên nhân vật đã được chúa Jesus cứu sống trong kinh Tân Ước - chỉ sự hồi phục hệ tuần hoàn một cách tự phát sau các nỗ lực cấp cứu thất bại của các chuyên gia.

Phát hiện một hóa thạch nhện lớn chưa từng thấy

Các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện được một con nhện hóa thạch lớn chưa từng thấy ở khu vực Nội Mông của Trung Quốc.
Đây là một con nhện cái cách đây khoảng 160 triệu năm, thuộc loại nhện có kiểu dệt lưới rất phức tạp màu vàng. Loài nhện này dệt những tấm lưới từ các sợi tơ màu vàng rất dai và rõ.

Hóa thạch nhện lớn chưa từng thấy. (Nguồn: Wired.com).

Đốt chân của mẫu vật hóa thạch trên dài 5cm. Các nhà nghiên cứu xếp con nhện hóa thạch này vào nhóm Nephila. Hiện nay, người ta vẫn thấy các loại Nephila tồn tại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Phát biểu với hãng tin BBS, giáo sư Paul Selden thuộc trường Đại học Kasas của Mỹ cho biết: “Đây là con nhện hóa thạch lớn chưa từng thấy. Thân của con nhện này không phải là to nhất, nhưng nếu cộng cả những cái chân dài vào thì đây là con nhện lớn nhất.”
Trước khi phát hiện hóa thạch này, mẫu vật cổ đại nhất trong nhóm nhện này chỉ cho thấy chúng tồn tại được 35 triệu năm tuổi. Do đó, hóa thạch mới này đã đẩy sự tồn tại của loại Nephila lùi lại Kỷ Jura và trở thành loài nhện sinh tồn lâu nhất.
Con nhện này bị vùi lấp trong tro bụi núi lửa ở đáy của một khu vực có thể trước kia là hồ. Giáo sư Selden giải thích: “Bạn không chỉ nhìn được phần lông trên những cái chân của nó mà còn thấy rõ cả những thứ nhỏ xíu thường được dùng để phát hiện sự chuyển động của không khí. Đây là đặc điểm rất riêng của chúng”.

Mùa bão Mặt trời đã khởi động

Sau 3 năm chìm vào giấc ngủ sâu khiến không ít chuyên gia sốt suột, Mặt trời cuối cùng đã bắt đầu thức dậy.
Những vết đen Mặt trời, khu vực tối trên bề mặt Mặt trời do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh, đã xuất hiện thường xuyên hơn trên bề mặt quả cầu lửa.
Và Mặt trời đã vài lần phát ra các đợt bùng nổ trên bề mặt khí quyển và giải phóng năng lượng khủng khiếp trong vài tháng gần đây, bao gồm sự kiện hôm 14.2, vụ nổ mạnh nhất trong hơn 4 năm qua.
Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy, Mặt trời đã bắt đầu chuyển mình thức giấc sau đợt ngủ đông kéo dài.
“Cuối cùng, chúng ta bắt đầu chứng kiến được vài hoạt động của Mặt trời”, Space dẫn lời Richard Fisher, người đứng đầu Bộ phận Vật lý Mặt trời tại trụ sở chính của NASA ở Washington, Mỹ.
Vào năm 2008, Mặt trời chìm vào trạng thái im lìm nhất trong gần 1 thế kỷ. Các vết đen của nó hầu như biến mất hoàn toàn, những đợt bùng nổ giảm hẳn và ngôi sao mang sự sống của chúng ta trở nên im lặng một cách kỳ quái.
Những lần ngủ đông như vậy không phải là chuyện mới mẻ. Nó xuất hiện theo chu kỳ 11 năm/lần. Tuy nhiên, điều khá bất thường ở đây là lần ngủ nghê này kéo dài lâu hơn thường lệ, đến nỗi một vài chuyên gia bắt đầu lo lắng rằng liệu khi nào tình trạng này mới ngừng lại.
Nhưng cuối cùng, sự chờ đợi ấy đã chấm dứt, cũng theo kiểu bất thường. Các vệ tinh di chuyển xung quanh quỹ đạo Trái đất đột nhiên phát hiện 2 đợt bùng nổ tia X (loại mạnh nhất) trên bề mặt Mặt trời, một vụ vào ngày 14.2 và sau đó là 9.3.
Kể từ khi giới khoa học lần đầu tiên ghi nhận các chu kỳ Mặt trời vào giữa thế kỷ 18, đã có 24 chu kỳ diễn ra. Theo chuyên san Space Weather Journal, chỉ có 4 chu kỳ từng khởi động chậm hơn chu kỳ hiện nay của Mặt trời.
Giới chuyên gia dự đoán hoạt động của Mặt trời sẽ lên đến đỉnh điểm vào tháng 5.2013. Như vậy Trái đất sẽ sớm chứng kiến những cơn bão Mặt trời mạnh khủng khiếp trong thời gian tới, mang đến hiện tượng cực quang tuyệt đẹp kèm theo những hiệu ứng phụ không mong muốn.
Các vụ nổ có thể tàn phá vệ tinh, phá hỏng mạng lưới điện và đe dọa sức khỏe của các phi hành gia đang làm việc trên quỹ đạo Trái đất.

Lốc xoáy liên tiếp gây thiệt hại lớn ở Quảng Nam

Theo thông tin mới nhất từ Vườn Quốc gia Ba Bể, vào 21 giờ ngày 17/4 đã xảy ra một trận lốc xoáy tại huyện Ba Bể gây thiệt hại về nhà cửa, cây đổ, ách tắc giao thông.

Cảnh tan hoang trước cổng Khách sạn Bưu Điện Vườn Quốc gia Ba Bể sau cơn lốc đêm 17/4. (Nguồn: Nguyễn Trình/TTXVN)

Theo ông Nông Văn Chí, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Kạn, trận gió lốc và mưa to đêm 17/4 ngoài việc làm đổ nhà sàn, bay mái nhà dân ở hai xã Khang Ninh và Đồng Phúc của huyện Ba Bể còn làm 6 du khách đang nghỉ tại Nhà sàn của Khách sạn Bưu Điện Vườn Quốc gia Ba Bể bị thương nhẹ.

Tại Vườn Quốc gia Ba Bể có trên 500 cây lớn bé bị đổ ngổn ngang, có cây đổ sập nhà xe làm hỏng một xe ôtô.


Gió lốc làm 78 nhà dân thôn Nà Mằm, Ba Bể tốc mái, có 20 bị hư hỏng nặng. Tại bản Củm Pán (Ba Bể) cũng có 8 nhà bị bay mái. Tại xã Đồng Phúc (Ba Bể) có một nhà dân bị hư hỏng. Tại xã Quảng Khê (Ba Bể) cũng có một số hộ bị ảnh hưởng của trận lốc này.


Cũng trong đêm 17/4, tại huyện Chợ Đồn cũng có hai xã bị lốc đi qua, làm 7 nhà dân tốc mái - tại Rã Bản có ba nhà, tại Nghĩa Tán có bốn nhà. Ở xã Nghĩa Tán còn có mưa đá trong thời gian 30 phút, hạt to gần bằng ngón tay cái, làm ảnh hưởng đến hoa màu.


Cho đến nay vẫn chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại của hai huyện Ba Bể và Chợ Đồn. Theo ước tính ban đầu, riêng khu trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể (cả khách sạn của Bưu Điện Ba Bể) thiệt hại khoảng gần ba tỷ đồng.


Trước mắt, chính quyền địa phương cùng với người dân chủ động khắc phục sự cố, trên tinh thần tương thân tương ái, mọi người giúp nhau sửa sang nhà cửa, chính quyền xã ứng vốn dự phòng để hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại./.

“Hố tử thần” xuất hiện ngay quận 3 TPHCM

Một “hố tử thần” rộng khoảng 1m, sâu hơn 1,5m bất ngờ xuất hiện tại giao lộ đường Cách Mạng Tháng 8 - Võ Văn Tần (phường 6, quận 3, TPHCM) vào sáng nay, 19/4.

Lực lượng chức năng khắc phục sự cố
Theo ghi nhận ban đầu, người dân nơi đây cho biết “hố tử thần” này có dấu hiệu sụp lún từ đêm qua, đến sáng nay, khi một xe ô tô chạy ngang làm mặt đường lún xuống tạo nên một hố sâu hơn 1,5m, rộng 1m. Phía dưới hố có nhiều nước và có dấu hiệu của một hàm ếch ăn sâu vào lòng đường khoảng 3m.
Được biết, đây là vị trí của một công trình mở rộng cống nước của Dự án vệ sinh môi trường TPHCM.
Sau khi sự cố xảy ra, người dân đã báo với cơ quan chức năng và dựng rào chắn cảnh báo cho người đi đường. Thanh tra Sở giao thông Vận tải, công ty thoát nước đô thị có mặt tại hiện trường để kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sự cố.

Đại Hồng Thủy – “truyền thuyết” và sự thật

Theo truyền thuyết, Đại hồng thủy là sự trừng phạt của Thần đối với sự suy đồi và độc ác của loài người. Nhiều bằng chứng tìm được gần đây đã cho thấy, các biến cố đó là có thật.
Truyền thuyết về Đại hồng thủy xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa như Lưỡng Hà, Babylon, Trung Hoa, Hy Lạp cổ đại…
“Truyền thuyết” nổi tiếng nhất là trận Đại hồng thủy được ghi trong sách Sáng Thế ký. Thần quyết định xóa sổ loài người vì tội ác của họ, nhưng lại cứu Noah vì ông có đạo đức. Thần đã dạy ông cách đóng một con thuyền lớn để tự cứu mình, một số ít người khác, cùng với các loài động vật.
Một “truyền thuyết” được coi là cổ xưa nhất về Đại hồng thủy được ghi lại trong cuốn sách đá của nền văn minh Lưỡng Hà. Thần Enki đã cảnh báo vua Ziusudra thành Shuruppak (một triều đại cách đây 5.000-6.000 năm, nay thuộc lãnh thổ Iraq) rằng Thượng đế sẽ tiêu diệt loài người bằng một trận lụt ghê gớm. Thần Enki đã mách cho vua Ziusudra cách đóng một con thuyền lớn, nhờ đó Ziusudra đã thoát nạn.
Phần đánh dấu màu vàng đậm trong hình là khu vực Lưỡng Hà xưa kia. Khu vực này là của những nền văn minh sớm nhất mà con người biết đến. Đặc điểm chung của các nền văn minh này là đều xuất hiện đột ngột với trình độ rất cao ngay từ đầu.
Trong “truyền thuyết” Babylon cổ xưa, người anh hùng Gilgamesh thuộc xứ Uruk muốn trở thành bất tử giống như tổ tiên của mình là UtNapishtim. Chính ông đã cảnh báo cho Gilgamesh biết sắp có trận lụt lớn. Gilgamesh đã học được cách đóng một cái tàu lớn để đưa gia đình, bạn bè và tài sản của mình lên đó để tránh Trận Lụt.
Cuốn sách Luật lệ của Plato cũng đã nói về Trận Lụt lớn xuất hiện trước thời của ông khoảng 10.000 năm.
Truyền thuyết Hồ Ba Bể ở Việt Nam cũng liên quan đến đại hồng thủy. Thần Giao Long hóa thân thành một bà lão ăn mày đi dự hội “Vu Già” cầu Phật, do thấy người đời không có lòng nhân từ nên đã dâng nước nhấn chìm tất cả. Chỉ có hai mẹ con người góa phụ cho bà ăn mày ăn ngủ nhờ là được cứu. Thần đưa cho họ 2 vỏ trấu (sau đó biến thành thuyền) và một nắm tro để rải xung quanh ngôi nhà của mình. Khu đất đó không bị chìm trong nước và ngày nay là đảo Po-già-nải ở giữa Hồ Ba Bể.
Những phát hiện khoa học
Các cuộc khai quật ở khu vực nền văn minh Lưỡng Hà (thuộc nước Iraq ngày nay) đã phát hiện nhiều dấu vết như lớp bùn trầm tích, hay các hóa thạch liên quan đến trận đại hồng thủy.
Trong những năm 1920, nhà khảo cổ học người Anh Leonard Wooley trong khi khai quật ở khu vực phía Nam vùng đất Lưỡng Hà (được coi là nơi sinh Abraham, tổ phụ của dân Do Thái) đã phát hiện các vỉa bùn sâu nằm dưới nước. Ngoài ra còn có nhiều dấu vết nhà cửa vật dụng bằng gốm chìm dưới tầng bùn.
Gần đây, các nhà khoa học tìm thấy dấu tích của một chiếc tàu lớn trên một đỉnh núi cao gần 2.000m tại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho rằng đó là chiếc tàu nổi tiếng của Noah, được ghi chép trong sách Sáng Thế ký.
Như vậy, có thể khẳng định những trận Đại hồng thủy trong quá khứ là có thật.
Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thiết về nguyên nhân gây ra chúng. Họ cho rằng vào cuối kỷ Băng hà (kéo dài từ 2,5 triệu năm đến 10.000 năm trước Công nguyên), nhiệt độ của trái đất rất thấp. Băng hà bao phủ toàn bộ bắc bán cầu. Sau đó, những khối băng cực lớn bắt đầu di chuyển, khối lượng ước chừng 30 triệu km2. Những núi băng khổng lồ đè nặng lên vỏ trái đất gây lún sụt ở nơi này và trồi lên ở nơi khác, tạo ra những vùng đất như Scandinavia, Scotland, Canada… Khi đó, mực nước biển rất thấp (thấp hơn hiện nay 120-150 m); châu Á và Bắc Mỹ nối liền nhau qua eo biển Bering. Thời kỳ cuối cùng của kỷ Băng hà cách đây 10.000 năm, khí hậu trái đất nóng lên làm băng tan và mực nước biển dâng nhanh là nguyên nhân gây ra Đại hồng thủy nhấn chìm nhiều vùng đất.

Gần đây các nhà khoa học đã khám phá những đại dương ngầm khổng lồ nằm ẩn sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất, và họ cho rằng đây chính là nguyên do gây nạn Đại hồng thủy trong các “truyền thuyết” ấy. Các khảo sát sử dụng sóng địa chấn cho thấy có ít nhất hai đại dương ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu – Á và đại lục Bắc Mỹ.
Các nhà khoa học Mỹ tin rằng các đại dương ngầm có lượng nước không kém hai đại dương vùng cực. Vì một lý do nào đó (động đất, chuyển động vỏ trái đất…), lượng nước khổng lồ này đã phun trào lên mặt đất. Hơi nước bốc lên cao gặp khí lạnh ngưng tụ thành những đợt mưa dài ngày, gây ra Đại hồng thủy và sau đó lại ngấm xuống các đại dương bên trong lòng đất.

Mỹ một năm sau thảm họa tràn dầu

Một năm sau vụ nổ dàn khoan gây ra thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ trên vịnh Mexico, 3.200 giếng dầu đã âm thầm bị bỏ lại và không được bịt để ngăn chặn rò rỉ.
Dàn khoan dầu Deepwater Horizon đã bị chìm sau 36 giờ bốc cháy ngùn ngụt.

Một danh sách của chính phủ Mỹ cho thấy ngoài 27.000 giếng dầu và khí đốt đã được bịt bằng xi măng và bị bỏ lại, không được kiểm tra thường xuyên, 3.200 giếng khác cũng được âm thầm bỏ lại mà không được bơm xi măng nhằm ngăn chặn rò rỉ.

Nếu không được bịt, sẽ không có cách nào ngăn chặn được dầu rò rỉ tràn lên bề mặt biển, khiến những giếng dầu này đe dọa đến môi trường thậm chí còn lớn hơn những giếng đã được bịt. 27.000 giếng được bịt đầu tiên được cho là mối đe dọa gây rò rỉ dầu chủ yếu trong một báo cáo điều tra của hãng thông tấn AP hồi tháng 7 năm ngoái.

Theo chính phủ liên bang Mỹ, trên thực tế, 3.200 giếng dầu chưa được bịt vẫn là những giếng đang hoạt động, nhưng chúng không được sử dụng trong ít nhất là 5 năm và cũng chưa có kế hoạch nào nhằm phục hồi sản xuất ở những giếng dầu này. Các nhà điều hành không bị yêu cầu bịt chúng bởi thời gian hợp đồng của họ chưa hết hạn.

Ngoài ra, có tới 3/5 trong tổng số 50.000 giếng dầu từng được khoan trên vịnh Mexico đã bị bỏ lại mà không hề được kiểm tra rò rỉ định kỳ.

Vụ nổ trên dàn khoan dầu Deepwater Horizon vào ngày 20/4/2010 đã khiến 11 công nhân thiệt mạng và làm loang gần 5 triệu thùng dầu, nhuốm đen bờ biển của 4 bang nằm ven vịnh Mexico.

Louisiana gánh chịu thiệt hại nặng nhất, với hơn 1000km bờ biển bị dầu tấn công, trong khi Florida gánh chịu hậu quả trên 270km bờ biển, Mississippi 254km và Alabama 144km.

Một năm sau thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất Mỹ trên vịnh Mexico, giới chức trách hôm qua cho biết vùng thảm họa đã bắt đầu được tái sinh. Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá thiệt hại lâu dài đối với hệ thống sinh thái phong phú và phức tạp của vịnh Mexico, nhưng dấu hiệu hồi sinh đã bắt đầu xuất hiện. Trên Grand Isle, đảo san hô ngầm tại cửa Vịnh Barataria, nơi ngành ngư nghiệp phải đóng cửa sau vụ tràn dầu, hoạt động kinh doanh đang trở lại bình thường.

Khám phá 657 đảo mới trên khắp thế giới

657 hòn đảo mới đã được phát hiện trên khắp thế giới, theo một nghiên cứu toàn cầu mới do các nhà khoa học từ 2 trường đại học tại Bắc Carolina, Mỹ thực hiện.

Một đảo chắn ở Bắc Carolina, Mỹ.

Sử dụng các hình ảnh vệ tinh, bản đồ địa hình và bản đồ hàng hải, các nhà nghiên cứu tại đại học Duke và Meredith đã xác định được rằng Trái đất có tổng cộng 2.149 đảo chắn, nhiều hơn 657 so với những gì con người vẫn tin trước đó.
Con số mới cao hơn hẳn tổng số 1.492 đảo chắn được xác định trong cuộc điều tra năm 2001, được thực hiện mà không có sự trợ giúp của các ảnh vệ tinh sẵn có.
Đảo chắn là những dải cát ngoài khơi dài, thấp và hẹp, nằm song song với bờ biển nhưng ngăn cách với bờ bởi các vịnh, phá hay cửa sông.
Không giống địa hình tĩnh, các đảo chắn hình thành, xói mòn, dịch chuyển và tái hình thành theo thời gian do sóng biển, thuỷ triều, các dòng chảy và các quá trình vật lý khác trong môi trường biển mở.
Các đảo chắn trên khắp thế giới có chiều dài tổng cộng 21.000km. Chúng được tìm thấy dọc tất cả các lục địa, ngoại trừ Nam Cực, và trong tất cả các đại dương. Các đảo chắn bằng 10% chiều dài bờ biển lục địa của Trái Đất. 74% các hòn đảo này nằm ở Bắc bán cầu.
Đảo chắn giúp bảo vệ các bờ biển đất liền thấp chống lại sự xói mòi hay những thiệt hại gây ra bởi các cơn bão. Chúng cũng có thể trở thành các môi trường sống quan trọng của động vật hoang dã. Quốc gia có nhiều đảo chắn nhất là Mỹ, với 405 đảo.
Matthew L. Stutz of Meredith, thành viên nhóm nghiên cứu từ Đại học Meredith, cho hay những đảo chắn mới được phát hiện đã tồn tại từ lâu nhưng bị bỏ sót hoặc bị phân loại nhầm trong các cuộc khảo sát trước đó.
Ví dụ, trước đó các nhà khoa học tin rằng các đảo chắn không thể tồn tại trong các vùng biển với thuỷ triều theo mùa cao trên 4m. Nhưng nghiên cứu mới đã xác định rằng chuỗi đảo chắn dài nhất thế giới nằm dọc một dải bờ biển xích đạo của Brazil, nơi thuỷ triều vào mùa xuân lên tới 7m.
Các phát hiện mới đã cho thấy cần phải có một biện pháp mới nhằm phân loại, nghiên cứu đảo chắn, nhờ đó các nhà khoa học có thể dự đoán được đảo nào có nguy cơ biến mất trong tương lai, các nhà nghiên cứu cho biết.

Thực hư về "người ngoài hành tinh" ở Siberia

Theo kết luận của các chuyên gia, người ngoài hành tinh được tìm thấy ở khu rừng ở Siberia là một tác phẩm công phu được làm từ… da gà và ruột bánh mì.

Những người thích đùa ở Cộng hòa Buriatia đã buộc các nhà khoa học phải chú ý khi khiến hàng ngàn người tin vào câu chuyện người ngoài hành tinh chỉ còn một chân bằng việc đưa lên mạng video ghi lại hình ảnh “sinh vật lạ” này nằm trên tuyết.


"Người ngoài hành tinh" đã được điều tra

Mặc dù nhiều người theo dõi đoạn video tỏ ý nghi ngờ nhưng cũng không chối bỏ rằng đó là một vật thể rất lạ. Một số người còn kịp đặt tên lóng cho "sinh vật" này.


Cảnh sát và công tố viên đã bắt tay vào điều tra chi tiết về sự việc. Các chuyên gia cũng tiến hành khám nghiệm cơ thể chưa được nhận dạng.


Kết quả điều tra cho thấy, “cha đẻ” của “người ngoài hành tinh” này chính là hai thanh niên làng Kamenok, Cộng hòa Buriatia có tên Timur Khilaev, 18 tuổi và Kirill Vlasov, 19 tuổi. Chính 2 anh chàng này đã đặt sinh vật lạ tự chế lên bãi tuyết trong khu rừng và cũng chính họ là đạo diễn kiêm quay phim cho clip gây sốt trên mạng.


Kirill Vlasov (trái) và Timur Khilaev (phải)

Trong đoạn video, dưới gốc bạch dương là một sinh vật lạ, nhỏ, mảnh, dài và chỉ còn một chân. Trên khuôn mặt đặc biệt có hai hốc mắt tròn, sâu. Từ những chú thích cho đoạn băng ghi hình cho thấy vật thể lạ được một chú chó phát hiện.


Khuôn hình của người ngoài hành tinh còn được lưu giữ trong nhà “tác giả” khi cảnh sát tới điều tra - tờ Life News cho hay.


Cũng theo kết quả điều tra, sinh vật lạ được làm từ ruột bánh mì và được bọc ngoài bằng da gà.


Các nhân viên cảnh sát đã rất đau đầu trong việc tìm ra điều khoản trong Bộ luật Hình sự để kết tội hai thanh niên trên vì không thể xác định các yếu tố cấu thành tội phạm. Vì thế vụ việc hiện nay không thể khởi tố.


Hiện hình nộm đang được cất giữ ở kho lưu trữ chứng cứ. Hình nộm đã bị khô và gầy đi rõ rệt.


Theo người đứng đầu Buriatia, các chứng cứ về việc làm giả của 2 thanh niên sẽ được chuyển về Viện kiểm sát để xem xét chứng cứ tội phạm.

Trái Đất có thể rối loạn vì Mặt Trời bước vào giai đoạn hoạt động Mạnh

Các nhà khoa học Mỹ mới đây cho biết Mặt Trời đang bước vào giai đoạn hoạt động mạnh nhất trong chu kỳ 11 năm qua. Các bức xạ mạnh bất thường do mặt trời tỏa ra đang hướng về phía Trái Đất và có thể tác động mạnh đến thời tiết trên hành tinh chúng ta.

Kết quả nghiên cứu mới nhất, dự kiến sẽ được công bố trong tạp chí Space Weather số tới cho biết Mặt Trời sắp chấm dứt giai đoạn ngủ yên trong chu kỳ hoạt động 11 năm của nó. Từ đầu năm nay, một loạt các trận bão từ Mặt Trời khổng lồ được biết tới với cái tên vệt đen Mặt Trời và hiện tượng bức xạ mặt trời mãnh liệt đã được ghi nhận.


Mặt Trời thức giấc sẽ tác động mạnh đến thời tiết trên Trái Đất trong những năm tới.

Những vệt đen bức xạ Mặt Trời tạo ra những luồng hạt năng lượng cao được biết với cái tên gió Mặt Trời. Gió Mặt Trời “thổi” đến Trái Đất và tương tác điện từ với lớp bên ngoài của bầu khí quyển gây ra các xáo trộn về thời tiết.
Các nhà khoa học cho biết Mặt Trời thường trải qua các giai đoạn hoạt động được gọi là “tối đa” và “tối thiểu” trong chu kỳ thời tiết 11 năm của nó. Các khoa học gia dự kiến giai đoạn “tối đa” hiện nay sẽ đạt tới cao điểm vào năm 2013 và có thể gây ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường trên Trái Đất.

Dồn dập thiên tai sau siêu mặt trăng

Một vụ cháy lớn xảy ra ở vùng rừng núi ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc, gió mạnh khiến ngọn lửa lan rộng sang cả khu vực núi Thái Sơn.

Khoảng 9h sáng (giờ địa phương) ngày 18/4, chính quyền tỉnh Sơn Đông phải huy động hơn 300 lính cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa đang bùng cháy dữ dội tại khu vực rừng núi ở tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc.


Đám cháy bùng phát dữ dội tại vùng núi của tỉnh Sơn Đông và nhanh chóng lan rộng sang của núi Thái Sơn - "Ngọn núi thiêng " của Trung Quốc (Ảnh: China Daily)


Mặc dù đã kịp thời chữa cháy nhưng ngọn lửa vẫn kịp lan rộng sang cả khu vực núi Thái Sơn. Hơn 200 lính cứu hỏa đã được điều động về khu vực núi Thái Sơn (thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông) để sẵn sàng ứng phó và bảo vệ “ngọn núi linh thiêng” của Trung Quốc.

Núi Thái Sơn nằm ở miền Trung của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, cao 1.545m so với mặt biển, được coi là thánh địa của Đạo Lão, Đạo Phật và Đạo Khổng. Thái Sơn còn là nơi tế lễ phong thiền của nhiều hoàng đế Trung Hoa.
Mưa đá xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và thiệt hại về vật chất khoảng 14.7 triệu USD (Ảnh: China Daily)

Cùng ngày, một vụ cháy rừng khác ở tỉnh Lai Vu xảy ra và phải huy động tới 1.000 lính cứu hỏa, phải mất 48 giờ ngọn lửa mới được kiểm soát. Các quan chức cho biết hiện tại chưa có báo cáo thương vong.

Được biết, trước khi xảy ra hỏa hoạn, theo Đài khí tượng Tử Kim Sơn của Viện Khoa học Trung Quốc, siêu mặt trăng xuất hiện khoảng 2 giờ chiều (giờ Bắc Kinh) ngày 17/4/2011. Lần này do vị trí mặt trăng so với trái đất gần hơn lần trước (19/3/2011) đến 1.513 km.

Trong khi Sơn Đông phải chống chọi với hỏa hoạn thì nhiều khu vực khác ở Trung Quốc gặp phải bão lũ, mưa đá khủng khiếp.

Theo thống kê chính thức của Bộ Nội vụ Trung Quốc, tính đến sáng ngày 18/4, đã có ít nhất 18 người thiệt mạng, hơn 155 người bị thương sau cơn bão có sức gió 164km/ giờ kèm theo mưa đá đổ vào khu vực phía nam tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.

Chính quyền tỉnh Quảng Đông ước tính thiệt hại về vật chất lên tới 96 triệu nhân dân tệ (14,7 triệu USD).

Trước đó, hôm 15 và 16/4, tại tỉnh Quý Châu cũng ở miền tây nam Trung Quốc, mưa đá đã tàn phá 10 huyện ảnh hưởng tới cuộc sống của 270.000 người và gây thiệt hại kinh tế lên tới 11,5 triệu USD.

Lào Cai ảnh hưởng dư chấn động đất ở Vân Nam

Vào lúc 23 giờ 27 phút đêm 19/4, trên địa phận thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) đã có nhiều người dân cảm nhận được dư chấn của động đất với cảm giác như một xe tải chạy qua

Thành Phố Lào Cai
Sáng 20/4, ông Trần Phúc Thạnh, Giám đốc Đài Vật lý địa cầu Sa Pa xác nhận đêm 19/4, tại khu vực Tây Bắc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có xảy ra trận động đất mạnh 4,5 độ Richter, tâm chấn ở độ sâu 23km.
Trước đó, khoảng 21 giờ ngày 24/3, từ phía Vân Nam, Trung Quốc, cũng có trận động đất nhỏ, dư chấn tác động đến Lào Cai ở cấp 3, nên rất ít người cảm nhận được.
Cả hai đợt dư chấn này cường độ nhẹ và không gây thiệt hại về vật chất, nhưng ít nhiều đã có ảnh hưởng đến tâm lý của người dân Lào Cai.
Để giải thích rõ cho người dân, ông Nguyễn Phúc Thạch, Giám đốc Đài Vật lý địa cầu Sa Pa cho biết sau trận động đất ở Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua, nhiều nơi trên thế giới đã xảy ra động đất với cường độ khác nhau, trong khi đó Lào Cai nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra động đất và ảnh hưởng của động đất từ các vùng lân cận.
Từ trước đến nay, mặc dù chưa ghi nhận được chấn tâm động đất ở Lào Cai, nhưng nhiều vùng lân cận đã xảy ra và Lào Cai đã có một số lần bị ảnh hưởng. Trận động đất tại khu Tây Nam Trung Quốc tối 24/3 và 19/4 có thể do chuỗi các trận động đất tại Nhật Bản đã “kích hoạt” gây nên.
Cũng theo ông Trần Phúc Thạnh, khu vực Tây Bắc Việt Nam giới hạn từ sông Hồng đến sông Mã là vùng đã và đang trong quá trình hoạt động kiến tạo mạnh mẽ, có cấu trúc địa chất phức tạp. Lào Cai nằm trên đới đứt gãy sông Hồng-sông Chảy, là đới đứt gãy lớn, hoạt động mạnh nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
Tại những đới đứt gãy, hoạt động kiến tạo diễn ra thường xuyên và đây là nguyên nhân cơ bản xảy ra động đất, lở núi… Vấn đề đặt ra là phòng, chống động đất như thế nào, chứ không phải là vấn đề có xảy ra hay không.
Từ năm 1983 đến 2010, Đài Vật lý địa cầu Sa Pa đã ghi nhận được gần 500 trận động đất có M (độ lớn) = 3.0-6.8 xảy ra ở vùng Tây Bắc và lân cận. Tại Tuần Giáo, Lai Châu, năm 1983 từng xảy ra động đất M 6.7, gần đây nhất là động đất ở Điện Biên có độ lớn M 5.3 ngày 19/2/2001 gây thiệt hại lớn. Các trận động đất trên đã gây chấn động cấp 6, cấp 7, cấp 8 trên diện tích rộng. Tất cả các trận động đất trên đều gây chấn động cấp 6 ở Lào Cai.
Theo các nhà địa chất, việc phòng, chống động đất không giống với phòng, chống lụt bão hàng năm, không thể hàng ngày dự trữ sẵn dụng cụ phòng chống. Đã đến lúc cần thiết đặt tiêu chuẩn kháng chấn cho các công trình xây dựng, công trình giao thông, quốc phòng.
Giải pháp trước mắt cũng như lâu dài ở Lào Cai nói riêng và các tỉnh miền núi nói chung là làm cho mỗi người dân hiểu biết về các biện pháp phòng, chống động đất, tức là đưa kiến thức phổ thông về động đất đến với từng người.

Biến đổi khí hậu trên các sông băng đang tan chảy

Những viên nước đá tinh khiết mà bạn thường bỏ vào ly để uống, nhìn có vẻ khá vững chắc. Nhưng nếu bạn đã có một khối tròn thực sự, thực sự lớn làm từ băng đá, thì nó thực sự có thể tan chảy một cách chậm rãi và trở thành một dòng sông băng. Trọng lực sẽ kéo nó xuống dưới.

Fiammetta Straneo, một nhà hải dương học, và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, làm việc ở Viện Hải dương học Woods Hole, tại Massachusetts, Hoa kỳ.

Những khối nước đá di chuyển được, được gọi là các dòng sông băng. Chúng tọa lạc ở những khu vực rất lạnh, hoặc những nơi rất cao như trên các ngọn núi hoặc ở gần Bắc cực và Nam cực. Bạn có thể đã thấy hình ảnh của các sông băng từ Vườn quốc gia Glacier, ở Montana, Hoa Kỳ. Hoặc có thể bạn biết ai đó đã làm một cuộc hành trình đến vùng Alaska lạnh giá.
Các nhà khoa học quan tâm đến các dòng sông băng, vì các khối băng này có thể được sử dụng để nghiên cứu sự nóng lên toàn cầu. Hàng năm, loài người đang thải ra nhiều khí CO2 vào bầu khí quyển của trái đất, bằng cách làm những việc như đốt than để lấy điện. Lượng khí CO2 này cũng giống như một tấm chăn khổng lồ trong không khí, có tác dụng giữ nhiệt và làm ấm cả hành tinh.
Hầu hết các hiện tượng ấm lên đã xảy ra ở các vùng lạnh giá của Trái đất, do đó, ở đó tồn tại các sông băng đang tan chảy. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng nghiên cứu các con sông băng trước khi chúng biến mất.
Các nhà khoa học quan tâm đến các sông băng chảy vào đại dương, cũng giống như những gì bạn thấy trên cuộc hành trình đến Alaska. Khi các sông băng tan chảy, nước đá sẽ biến thành nước và chảy vào đại dương. Điều này làm cho mực nước biển tăng lên. Các nhà nghiên cứu lo lắng rằng các sông băng cùng tan chảy trong một ngày có thể làm tăng mực nước biển, dẫn tới rất nhiều thành phố ven biển, giống như Miami và New Orleans, có thể bị chìm dưới nước.
Nhưng các sông băng đáp ứng với hiện tượng nhiệt độ ấm hơn theo nhiều cách khác nhau. Trong khi một số sông băng bắt đầu tan chảy, chúng tăng tốc độ di chuyển của mình, và dòng chảy nhanh hơn để ra biển lớn, thì những con sông băng còn lại lúc đầu thì tan chảy nhanh, nhưng sau đó lại quá trình tan chảy bị chậm lại.
Các nhà khoa học về Băng làm rất nhiều việc ở Greenland, một hòn đảo tọa lạc ở biển Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Hoa Kỳ và châu Âu. Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, và có khoảng 80% bề mặt của nó được bao phủ bởi băng. Nếu tất cả băng ở phía trên Greenland tan chảy, thì mực nước biển sẽ tăng khoảng 6,096 m (hơn 6m), trên toàn thế giới.
Điều này sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng một số sông băng ở Greenland đã vận động khá tích cực trong thời gian gần đây. Một trong những sông băng di chuyển nhanh nhất trên thế giới, gọi là Jakobshavn (phát âm YAH-kubs-hav “un), nằm trên vùng bờ biển phía tây của Greenland.
Khi sông băng đi vào các đại dương, nó sẽ tan chảy và thải ra các núi băng đá có khối lượng lớn. Năm 1912, một tảng băng vỡ ra từ sông băng Jakobshavn, đã vỡ tan và làm chìm tàu Titanic.
Hiện nay, sông băng Jakobshavn đã thải ra nhiều núi băng trôi hơn so với trước đây. Các nhà khoa học không biết tại sao, nhưng trong cuối những năm 1990 các sông băng bắt đầu di chuyển nhanh hơn về phía biển. Nó bắt đầu tan chảy nhiều hơn và mỏng dần đi. Các nhà khoa học nghĩ rằng: rất nhanh chóng, sông băng Jakobshavn sẽ hoàn toàn ngừng chảy vào đại dương và thay vào đó, nó sẽ thấm trở lại vào đất. Sông băng “đang ở trong một vòng xoáy chết”, theo Ian Howat, nhà nghiên cứu sông băng, làm việc tại Đại học bang Ohio, ở Columbus, Hoa Kỳ.
Mỗi mùa hè, các nhà khoa học lại đến thăm sông băng Jakobshavn để đo đạc để tìm hiểu xem nó đang thay đổi như thế nào. Họ đặt các dụng cụ trên băng, để có thể đo tốc độ dòng chảy, và thu thập các hình ảnh về những thay đổi của sông băng từ năm này sang năm khác. Các nhà nghiên cứu đặt các trạm địa chấn trên băng, để đo những chấn động trong sông băng cho đến khi tảng băng hoàn toàn vỡ ra. Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng “những cơn địa chấn băng giá.
Các nhà nghiên cứu cũng muốn xem những gì sẽ xảy ra khi mà lớp băng trên đỉnh của sông băng tan chảy. Trong sức nóng của tia nắng mùa hè, các vũng nước đá lớn mới tan xuất hiện trên bề mặt của Greenland. Ở một số nơi, các vết nứt rộng ra và nước bị hút xuống thông qua các lớp băng còn lại giống như xoáy nước chảy xuống đường cống của bồn tắm nhà bạn.
Trong năm 2008, các nhà nghiên cứu làm việc tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA, ở Pasadena, California, Hoa Kỳ, muốn tìm hiểu lượng nước đá tan chảy này đi về đâu. Vì vậy, họ đã thả 90 duckies cao su, loại thường được dùng trong bồn tắm, vào các đường rãnh thoát nước trên sông băng Jakobshavn. Các nhà khoa học hy vọng các duckies có thể xuất hiện ở hạ lưu, trong đại dương bên dưới sông băng. Nhưng họ đã không có cơ hội nhìn thấy chúng một lần nữa.
Băng thì lạnh mà nước thì ấm: Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu các dòng sông băng nằm ở phía đông của đảo Greenland, tại một sông băng được gọi là Helheim. Giống như người anh em phía tây, gần đây sông băng Helheim đã bắt đầu chảy nhanh hơn. Nhưng không giống như Jakobshavn, dòng chảy của sông băng Helheim cuối cùng cũng bị chậm lại.
Sông băng Helheim chảy ra đại dương qua trung gian một hẻm núi hẹp, và đầy nước, được gọi là fjord (vịnh hẹp). Trong vài năm qua, một nhóm các nhà nghiên cứu đã được tham quan fjord. Fiammetta Straneo, một nhà hải dương học, và là người đứng đầu nhóm nghiên cứu, làm việc ở Viện Hải dương học Woods Hole, tại Massachusetts, Hoa kỳ.
Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu những yếu tố nào giúp kiềm chế được lượng băng đang tan chảy” ở các sông băng, Straneo giải thích. Vì vậy, cô thuê tàu đánh cá địa phương để đưa cô vào vịnh hẹp. Hiện cô thả các loại cáp dài vào trong nước để đo nhiệt độ của đại dương.
Khi cô được tiếp cận gần hơn với nơi mà sông băng gặp biển, thì cô nhận thấy: nơi này có rất nhiều núi băng trôi, rất nguy hiểm khi ở trong thuyền. Vì vậy, Straneo đã thuê máy bay trực thăng để bay đến cuối sông băng. Cô thả nhiều dụng cụ vào trong vùng nước trong vịnh hẹp để đo nhiệt độ một lần nữa.
Straneo đã phát hiện ra rằng các vùng nước trong vịnh hẹp là một trong những nơi ấm nhất ở Greenland. Các dòng nước ấm dường như là đến từ hàng trăm dặm ngoài khơi đảo Greenland và chảy vào vịnh hẹp. Khi sông băng tan chảy vào trong nước biển, băng sẽ tan nhanh hơn nếu nó nước nóng.“Điều này cũng giống như khi ta đặt một khối nước đá trong một bồn nước nóng”, cô nói.
Khi nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, các ụ nước nóng này cũng sẽ chỉ ấm hơn đôi chút. Vì vậy, các nhà khoa học sẽ có thể đến với Greenland trong những mùa hè tới. Chỉ có như thế, thì họ mới hiểu rõ hơn về các sông băng và những gì sẽ xảy ra với các sông băng này, trong quá trình biến đổi khí hậu.
Khoa học và nghệ thuật gặp nhau: Khi James Balog, lớn lên ở miền bắc New Jersey, ông không chỉ có một bộ sưu tập đá và khoáng sản như nhiều trẻ em khác. Mà ông cũng biết rằng các tảng đá dưới chân của ông được hình thành trong quá trình khi châu Âu và Bắc Mỹ đã tách rời ra xa nhau cách đây hàng trăm triệu năm.
Ngày nay, Balog là nhà khoa học, ông thích tự tìm tòi. Ông là một nhiếp ảnh gia, với dự án mới nhất“hành tinh chúng ta sẽ như thế nào khi các sông băng đang biến mất”. Ông đặt máy ảnh trên các sông băng và những nơi đóng băng khác để chụp ảnh phong cảnh. Một vài tháng hoặc vài năm sau đó, các thành viên dự án trở lại để lấy máy ảnh và lắp ráp các bức ảnh theo thời gian trôi đi đáng kể, bộ phim cho thấy sự tan chảy nhanh chóng của các sông băng này hoặc các sông băng khác đang tan chảy chậm lại. Ngay bây giờ, nhóm nghiên cứu đã gắn 31 máy ảnh ở những nơi đó có dãy núi cao như: Himalaya, Greenland, Iceland, Montana và Alaska.
Các bộ phim cũng chính là một nhân chứng mạnh mẽ, giải thích để làm thế nào mà thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến các hành tinh. Các tính năng vốn đã có sẵn trong trong băng nhiều thế kỷ biến mất trong chớp mắt. “Toàn bộ đều được thúc đẩy bởi tôi muốn có thể cho con gái của tôi biết: tôi đã nhìn thấy khu vực băng giá này, tôi đã được ở những nơi đó, và tôi đã làm việc tốt nhất mà tôi để có thể,” theo Balog, hiện đang sống ở Boulder, Colorado , Hoa Kỳ, cùng với Emily: 9 tuổi và Simone: 22 tuổi.
Tính chất khoa học: Tôi biết những gì tôi đang nói về, bởi vì tôi có bằng thạc sĩ về địa mạo học. Điều này có nghĩa tôi đã trải qua một vài năm học thêm sau đại học, cụ thể nghiên cứu địa chất và tính năng động của Trái Đất.
Tính chất nghệ thuật: Tôi đã luôn quan tâm đến thế giới tự nhiên. Cuốn sách ảnh của tôi bao gồm: làm việc trên những cây lớn nhất thế giới và mối quan hệ giữa tinh tinh và con người.
Vì vậy, làm thế nào để có được cả tính chất khoa học và nghệ thuật trong cuốn sách ảnh? “Điều quan trọng nhất là người chụp ảnh phải có tính tò mò, phải có trí tưởng tượng và phải có năng lực,” Balog nói. “Tôi cũng nghĩ rằng xã hội nhìn bao quát cũng có trường hợp con người ta dễ bị rối loạn khi ít tiếp xúc thiên nhiên, khi mà người ấy đã quên đi những kết nối với những gì thực sự mang đến cho chúng ta sự sống.”
Vì vậy, bạn hãy lập tức tắt máy vi tính, ông nói, và đi ra bên ngoài thiên nhiên để chơi đùa và khám phá.

Phát hiện vụ nổ kỳ lạ tại một thiên hà xa xôi

Các nhà thiên văn học đã chứng kiến một vụ nổ kỳ lạ trong vũ trụ đến nỗi họ thậm chí không biết phải đặt tên gì cho đúng với bản chất của vụ nổ. Dù rằng, vụ nổ này được vệ tinh Swift của NASA phát hiện vào ngày 28 tháng 3 năm 2011, nhưng nó vẫn phát ra năng lượng bức xạ cao giống như một vụ nổ tia gamma, và sự kiện này đã kéo dài trong 11 ngày. Tia Gamma cuối cùng bùng nổ trong khoảng thời gian chừng 30 giây.

Pháo hoa trong Vũ trụ: Toàn cảnh mô tả một vụ nổ vũ trụ khó hiểu kết hợp hình ảnh từ vệ tinh Swift: kính thiên văn quang học/cực tím (trắng và tím) và kính viễn vọng X-quang của nó (màu vàng và đỏ), được chụp trong khoảng thời gian 3,4 giờ vào ngày 28 tháng 3 năm 2011

Đặc điểm không giống như một vụ nổ tia gamma là: vụ nổ đã phai tàn và sau đó lại bùng sáng, và phát ra các xung bức xạ năng lượng ngắt âm kéo dài hàng trăm giây.
Đây có thể là hiện tượng chúng tôi chưa từng thấy hoặc là sự kiện quen thuộc mà chúng tôi chưa bao giờ quan sát theo cách này trước đây,” theo Andrew Fruchter, làm việc tại Viện Khoa học Kính viễn vọng không gian, ở Baltimore, Hoa Kỳ. Vụ nổ này có thể đã được tạo ra bởi một ngôi sao bị xé tan thành từng mảnh khi mạo hiểm tới quá gần một lỗ đen trong thiên hà, theo Andrew Fruchter. Lượng khí từ ngôi sao này khi rơi vào trong lỗ đen có thể đã gây ra một lực hút khổng lồ, và phát ra một luồng tia X và tia gamma mà điều đó tình cờ lại xảy ra tại thời điểm mà các nhà nghiên cứu đang quan sát hiện tượng này trực tiếp từ Trái Đất.

Một hình ảnh bước sóng vô tuyến được chụp vào ngày 29 tháng 5, cùng với một hình ảnh khác được chụp bởi Kính viễn vọng Hubble trong ánh sáng có thể nhìn thấy vào ngày 04 Tháng 4, hỗ trợ cho việc nghiên cứu. Các hình ảnh cho thấy vụ nổ đã diễn ra cách Trái Đất khoảng 3,8 tỉ năm ánh sáng, tại trung tâm của một thiên hà, nơi tồn tại một lỗ đen siêu lớn, mặt khác, cũng có thể là ngôi sao đã bị xé nát bởi một lỗ đen nhỏ hơn, Fruchter ghi chú.
“Tình trạng vụ nổ đã phai tàn và sau đó lại bùng sáng là kết quả của một ngôi sao bị xé vụn dưới tác dụng của một lỗ đen nghe có vẻ hợp lý,” theo Andrew MacFadyen, làm việc tại Đại học New York, Hoa Kỳ. Thời gian của vụ nổ “là nhiều hơn bất cứ điều gì mà chúng tôi có thể mong đợi từ sự sụp đổ của một ngôi sao duy nhất,” đó là mô hình truyền thống để làm phát sinh một vụ nổ tia gamma, Andrew MacFadyen nói.
Tuy nhiên, theo Stan Woosley, làm việc tại Đại học California, Santa Cruz, Hoa Kỳ, cho rằng sự kiện này có thể được giải thích: bởi sự sụp đổ của một ngôi sao khổng lồ là do tác dụng của lực hút bên trong lỗ đen, một phiên bản thu nhỏ của quá trình đó thường tạo ra một vụ nổ tia gamma. Trong kịch bản của woosley, lõi của ngôi sao khổng lồ sụp đổ để tạo thành lỗ đen nhưng phải mất 11 ngày để cho lớp vỏ ngoài của ngôi sao này sụp đổ và phát ra bức xạ, điều này giải thích lý do tại sao các nhà thiên văn học quan sát được vụ nổ trong một khoảng thời gian dài khác thường.

Admin

Thanks for joint