6/6/11

Vẻ đẹp biến ảo của nước


Khi mềm mại, nhẹ nhàng, lúc lại dữ dội, mãnh liệt với những con sóng trào dâng, nước biến ảo với vẻ đẹp muôn sắc, muôn màu.
Hình ảnh suối cát ở biển San hô, Đảo Whitsunday, Queensland, Australia
Hình ảnh suối cát ở biển San hô, đảo Whitsunday, Queensland, Australia
Nước chảy xiết đã tạo ra những con sóng màu xanh ở vườn bách thảo Chicago, Illinois
Nước chảy xiết đã tạo ra những con sóng màu xanh rất lạ mắt ở vườn bách thảo Chicago, Illinois, Mỹ.
Những con sóng từ biển Thái Bình Dương đã tạo nên trên bãi cát Pismo, California.
Những làn sóng biển trên bãi cát Pismo, California.
Bong bóng không khí trên biển băng Bắc Bắc Dương.
Bong bóng không khí nổi trên bề mặt biển băng Bắc Bắc Dương.
Nước gợn sóng trông giống như một bức tranh ấn tượng tại Costa Rica.
Nước gợn sóng trông giống như một bức tranh ấn tượng tại Costa Rica.
Sắc đỏ của nước hồ Magadi, Kenya do loài tảo tạo nên.
Sắc đỏ của nước hồ Magadi, Kenya do loài tảo tạo nên.
Nước biển đang dang lên trên một triền cát đen ở Manzanillo, Mexico.
Sóng biển với lớp bọt trắng xóa đang dâng lên ở một triền cát đen ở Manzanillo, Mexico.
Nước gợn trên bãi cát ở quần đảo Virgin.
Nước gợn trên bãi cát ở quần đảo Virgin.
Sự kết hợp của ánh sáng mặt trời và đá đã tạo ra những hiệu ứng hấp dẫn trên một con sông ở Canada.
Sự kết hợp của ánh sáng mặt trời và đá đã tạo ra những hiệu ứng hấp dẫn trên một con sông ở Canada.

Peru bí ẩn


Lạc mình trong "Thành phố đã mất của người Inca", chiêm ngưỡng những hình vẽ kì bí khổng lồ trên cát hay sững sỡ trước vẻ đẹp của ngọn núi lửa El Misti... cùng đất nước Peru.
Machu Picchu hay còn được gọi là thành phố đã mất của người Inca được xem là một trong những khu nghỉ dưỡng của giới quý tộc Inca. Machu Picchu được xây dựng tại thung lũng Urubamba, Peru với những địa thế thiên nhiên rất đẹp bao quanh bởi núi và sống. Các nhà khoa học cho rằng đây cũng là một trong những cách thể hiện sự tôn kính với thiên nhiên của người Inca.
Machu Picchu hay còn được gọi là thành phố đã mất của người Inca được xem là một trong những khu nghỉ dưỡng của giới quý tộc Inca. Machu Picchu được xây dựng tại thung lũng Urubamba, Peru với những địa thế thiên nhiên rất đẹp bao quanh bởi núi và sông. Các nhà khoa học cho rằng đây cũng là một trong những cách thể hiện sự tôn kính với thiên nhiên của người Inca.
Một hồ nước trên núi gần Cerro de Pasco, một trong những thành phố cao nhất thế giới.
Một hồ nước trên núi gần Cerro de Pasco, một trong những thành phố cao nhất thế giới.
Hình ảnh của những chiếc thuyền truyền thống của người Peru. Những chiếc thuyền này được làm bằng cây sậy totora. Loài cây mọc chủ yếu ở hồ Titikaka, vùng Uros. Cây có rễ mọc sâu từ đáy hồ, ngọn vươn cao lên khỏi mặt nước. Phần thân gần gốc được sử dụng để làm thực phẩm. Các phần còn lại là vật liệu để làm nhà, làm thuyền và làm bè…
Hình ảnh của những chiếc thuyền truyền thống của người Peru. Những chiếc thuyền này được làm bằng cây sậy totora. Loài cây mọc chủ yếu ở hồ Titikaka, vùng Uros. Cây có rễ mọc sâu từ đáy hồ, ngọn vươn cao lên khỏi mặt nước. Phần thân gần gốc được sử dụng để làm thực phẩm. Các phần còn lại là vật liệu để làm nhà, làm thuyền và làm bè…
Người dân vùng Sacred Valley (thung lũng thiêng) dẫn dòng nước mặn vào những hồ nhỏ dưới chân đồi và thu hoạch muối sau khi nước mặn đã bay hơi hết.
Người dân vùng Sacred Valley (thung lũng Thiêng) dẫn dòng nước mặn vào những hồ nhỏ dưới chân đồi và thu hoạch muối sau khi nước mặn đã bay hơi hết.
Những hình vẽ kì bí trên cao nguyên Nazca được tạo nên trong khoảng từ giữa những năm 100 trước công nguyên cho đến năm 700. Một số nhà khoa học tin rằng đấy chính là cách đánh dấu để quan sát thiên văn của người xưa.
Những hình vẽ kì bí trên cao nguyên Nazca được tạo nên trong khoảng từ giữa những năm 100 trước công nguyên cho đến năm 700. Một số nhà khoa học tin rằng đấy chính là cách đánh dấu để quan sát thiên văn của người xưa.
Những bức tường vững chắc của pháo đài Sacsahuaman. Sách sử ghi lại rằng hơn 20.000 người lao động đã xây nên bức tường với những tảng đá khổng lồ này.
Những bức tường vững chắc của pháo đài Sacsahuaman. Sách sử ghi lại rằng hơn 20.000 người lao động đã xây nên bức tường với những tảng đá khổng lồ này.
Những hồ nước nhỏ trong như những mặt ngọc bích ở ngọn núi Alcacocha Pass thuộc hệ thống núi Andes.
Những hồ nước nhỏ trong như những mặt ngọc bích ở ngọn núi Alcacocha Pass thuộc hệ thống núi Andes.
Những khu ruộng bậc thang hình xoắn ốc của người Inca tại vùng Moray, gần Cusco.
Những khu ruộng bậc thang hình xoắn ốc của người Inca tại vùng Moray, gần Cusco.
Hình ảnh đẹp của hai chú vẹt Macaw. Loài động vật này sinh sống chủ yếu ở các vùng Trung – Nam Mỹ.
Hai chú vẹt Macaw. Loài động vật này sinh sống chủ yếu ở các vùng Trung – Nam Mỹ.
Núi lửa El Misti với độ cao hơn 19.000 feet (tương đương với 5.800m) ở Arequipa, thành phố lớn thứ hai của Peru.
Núi lửa El Misti với độ cao hơn 5.800m ở Arequipa, thành phố lớn thứ hai của Peru.

'Thác thiên đường' hiện ra giữa không trung


Trong một trận mưa tại Trung Quốc, người dân nhìn thấy một thứ giống như thác nước đổ xuống từ trời.
Vào lúc
Cảnh tượng kỳ thú xuất hiện tại thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc vào ngày 21/9.
Vào khoảng 2h chiều, người dân nhìn thấy mưa ở một bên và nắng ở bên kia.
Vào khoảng 2h chiều, người dân nhìn thấy nắng ở bên trái và mưa ở bên phải.
Những giọt mưa rơi tạo nên một khoảng không chứa đầy hơi nước trên không trung.
Hiện tượng kỳ thú này kéo dài trong khoảng 10 phút.
Khoảng không đó giống như một thác nước đổ từ trên trời. Báo People Daily của Trung Quốc gọi nó là "thác thiên đường".
Hiện tượng kỳ thú này kéo dài trong khoảng 10 phút.

Lợn đi bằng hai chân


Tuy thiếu hai chân sau nhưng một con lợn vẫn đi lại bằng hai chân trước và khả năng đó khiến nó trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc.
Con lợn của Wang trở nên nổi tiếng nhờ khả năng đứng bằng hai chân trước.
Con lợn của Wang trở nên nổi tiếng nhờ khả năng đứng bằng hai chân trước. Ảnh: Rex Features.
Telegraph cho biết, con lợn nái trong nhà một người dân có tên Wang Xihai sinh 9 con vào tháng 1 năm nay, nhưng một con chỉ có hai chân trước.
"Vợ tôi muốn vứt con lợn vì cho rằng nó là điềm xấu, nhưng tôi không đồng ý vì dẫu sao nó cũng là một sinh vật sống. Tôi cho con lợn một cơ hội để sống sót và thật không ngờ nó rất khỏe mạnh", Wang kể.
Wang dạy con lợn không may mắn cách đứng thăng bằng trên hai chân trước. Ngày nào ông cũng dành một chút thời gian để huấn luyện nó.
"Sau 30 ngày con vật đứng được trên hai chân trước và hiện nay nó di chuyển rất thuần thục ở tư thế này", Wang nói.
Theo Wang, kể từ khi Zhu Jianqiang được sinh ra, người dân ở khắp nơi liên tục tới nhà ông để xem nó. Tuy nhiên, chẳng ai có thể khiến nó "trồng cây chuối" nếu không có cám ngon. Người dân trong làng gọi nó là "Zhu Jianqiang" (nghĩa là "con lợn có ý chí mạnh mẽ"). Hiện tại con lợn nặng 50 kg. Một rạp xiếc muốn mua nó với khoản tiền hậu hĩnh song Wang từ chối.
"Con lợn cho chúng tôi thấy rằng cho dù được sinh ra với hình hài thế nào chăng nữa thì mọi sinh vật vẫn phải nỗ lực để sống. Tôi sẽ không bán nó bất kể số tiền mà người ta trả lớn đến mức nào", ông khẳng định.

Ném 'bom chuột' để diệt rắn


Để tiêu diệt những con rắn cây màu nâu trên đảo Guam, các máy bay của Mỹ ném xuống đảo những con chuột tẩm thuốc độc.
Một con rắn cây trên đảo Guam của Mỹ. Ảnh: Popular Science.
Một con rắn cây trên đảo Guam của Mỹ. Ảnh: Popular Science.
Popular Science cho biết, các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ dùng máy bay trực thăng để ném những con chuột đông lạnh xuống các khu rừng rậm trên đảo Guam. Những con chuột đều bị tẩm acetaminophen – một loại thuốc có thể khiến rắn chết.
Đại dịch rắn trên đảo Guam bắt đầu từ thập niên 80, khi những con rắn cây màu nâu vô tình tới đảo nhờ một chiếc tàu vận tải quân sự. Loài rắn này có độc lực ở mức trung bình, song chiều dài thân của chúng có thể đạt tới 3 m. Cơ quan Đất và Các tài nguyên của bang Hawaii cho biết, sự sinh sôi của chúng là nguyên nhân chủ yếu khiến số lượng của nhiều loài động vật bản địa suy giảm mạnh.
“Phát hiện ra rằng rắn sẽ chết khi ăn acetaminophen là một bước tiến lớn. Vấn đề là cách chúng tôi đầu độc rắn”, Anne Brooke, giám đốc quản lý chương trình bảo vệ các tài nguyên của hải quân Mỹ, phát biểu.
Giải pháp được đưa ra là ném chuột xuống cành cây trong các khu rừng trên đảo Guam, bởi cành cây là nơi hoạt động chủ yếu của rắn cây màu nâu. Các nhà khoa học gắn những chiếc cánh bằng bìa các-tông vào xác chuột rồi thả xuống. Những xác chuột sẽ bay chậm trong không trung rồi mắc vào cành cây. Lũ rắn sẽ khó mà bỏ qua những miếng mồi to và ngon lành như thế.
Từ đầu tháng 9 tới nay các nhà khoa học đã thả 200 con chuột xuống đảo Guam trong đợt thử nghiệm đầu tiên. Kết quả của đợt thử nghiệm sẽ giúp họ đánh giá hiệu quả của chương trình sử dụng “bom chuột” để diệt rắn.

Nam Cực có nhiều loài động vật hơn dự đoán


Trong một cuộc khảo sát toàn diện mới đây, các nhà khoa học phát hiện có tới 1.224 loài động vật tại một quần đảo gần Nam Cực, nhiều hơn cả một số vùng nhiệt đới và ôn đới.
Một đàn hải cẩu tìm kiếm thức ăn bên dưới lớp băng. Ảnh: Daily Mail.
Một đàn hải cẩu tìm kiếm thức ăn bên dưới lớp băng. Ảnh: Daily Mail.
23 chuyên gia thuộc chương trình khảo sát Nam Cực (Anh) và Đại học Hamburg (Đức) tiến hành tìm kiếm tại quần đảo South Orkney, gần Nam Cực. Từ chiếc tàu chuyên dụng RRS James Clark Ross, các thợ lặn thăm dò các tầng nước nông và sử dụng một lưới rê đặc biệt có chiều dài tới 1.500 mét để bắt sinh vật biển. Nhóm chuyên gia chụp hình tất cả những con vật mà họ nhìn thấy, từ các loài thân mềm, nhím biển, giáp xác, nhện biển, côn trùng cho tới chim.
Các nhà khoa học cũng xem xét tỉ mỉ dữ liệu lịch sử về hệ thực vật và hệ động vật tại Nam Cực trong suốt 100 năm qua. Họ tìm thấy 5 loài mà con người chưa từng biết tới.
Nhiệt độ bề mặt của các đại dương quanh Nam Cực đã tăng trung bình 1 độ C trong 50 năm qua, trong khi nhiệt độ Nam Cực cũng tăng 2,5 độ C trong cùng thời kỳ. Đây là nơi có tốc độ tăng nhiệt nhanh nhất trên hành tinh.
Một con nhện biển di chuyển trên một tảng đá dưới đáy đại dương gần Nam Cực. Ảnh: Daily Mail.
Tiến sĩ David Barnes, trưởng nhóm khảo sát người Anh cho rằng thống kê những loài động vật và thực vật tại Nam Cực rất quan trọng đối với nghiên cứu về phản ứng của động vật đối với các thay đổi của môi trường trong tương lai.
“Chúng tôi sửng sốt khi nhận thấy có quá nhiều động vật trên những hòn đảo đó. Trong số 1.224 loài mà chúng tôi ghi nhận được, có tới 50 là loài đặc hữu. Đây là số loài đặc hữu lớn nhất mà chúng tôi tìm thấy tại một khu vực từ trước tới nay”, David nói.
Trước đây giới khoa học tin rằng động vật và thực vật tập trung nhiều nhất tại các khu vực nhiệt đới và giảm dần về phía hai cực. Thậm chí nhiều người còn cho rằng chỉ có vài loài có thể sống ở các vùng cực. “Đó là vì chúng ta chỉ đánh giá trên đất liền. Nhưng ở dưới nước và các tảng băng, chúng tôi gặp một thế giới động vật vô cùng phong phú”, David nhận xét.
Stefanie Kaiser, một chuyên gia thuộc Đại học Hamburg, phát biểu: “Chúng tôi chưa hề nghĩ rằng Nam Cực lại có nhiều động vật đến thế. Sự đa dạng sinh học này là điều bất ngờ đối với những đảo ở vùng cực, nơi được cho là có hệ sinh thái nghèo nàn”.
Cuộc khảo sát của các nhà khoa học Anh và Đức là một phần trong chương trình thống kê động vật biển toàn cầu. Chương trình, bắt đầu từ năm 2000 và sẽ kết thúc vào năm 2010, được tiến hành để đánh giá mức độ đa dạng của động vật trong các đại dương trên hành tinh.

Những sinh vật kỳ lạ dưới đại dương


Qua ống kính của các máy ảnh chuyên dụng, những loài động vật có hình thù kỳ dị sống dưới đại dương cho thấy một cuộc sống kỳ ảo, ẩn sau màn đêm thường trực ở nơi cách xa ánh nắng mặt trời này.
Mạng lưới nghiên cứu toàn cầu Census for Marine Life (COML) gồm các nhà khoa học ở hơn 80 quốc gia. Tổ chức này ước tính có khoảng 230.000 loài động vật biển đã được ghi nhận. nhưng họ dự đoán trên thực tế có từ 500.000 đến 10 triệu loàii nên sẽ còn nhiều sinh vật mới được phát hiện. Dưới đây là các bức ảnh do mạng lưới COML thực hiện.
Động vật chân cánh thân mềm oxygyrus keraudreni "bay" dưới nước giống một con chim trong suốt . Ảnh: COML.
Megaleledone Setebos, loài đặc hữu ở Nam Thái Bình Dương. Ảnh: COML.
Cua người tuyết kiwa hirsuta được phát hiện gần đảo Phục sinh (Easter Island). Ảnh: AP.
Sứa Aequorea macrodactyla. Ảnh: COML.
Loài sứa có phần nội tạng màu vàng trải khắp thân trong suốt. Ảnh: COML.
Sâu quạt (sabellid). Ảnh: COML.
Trai biển. Ảnh: COML.
Sứa thalassocalyce. Ảnh: COML.
Sứa lược Bắc Cực. Ảnh: COML.
Loài elizabethina đa sắc. Ảnh: COML.
Nhện biển đực mang trứng dưới bụng. Ảnh: COML.
Giáp xác chân hai loại (amphipod). Ảnh: COML.
Mực ống trang sức Histioteuthis sống ở độ sâu từ 500 mét đến 2.000 mét. Ảnh: COML.
Loài pyrosomella verticilliata. Ảnh: COML.
Sên bơi thuộc họ động vật chân cánh (Clione limacina) tìm thấy ở cả Bắc Cực và Nam Cực. Ảnh:Reuters.
Sên bơi (Limacina helicinia). Ảnh: Reuters.
Động vật chân cánh diacria trispinosa. Ảnh: COML.
Mực ống histioteuthis. Ảnh: COML.
Động vật chân cánh "khỏa thân" gymnosome. Ảnh: Reuters.
Động vật chân kiếm sống ở vùng nước sâu eaugaptilis hyperboreus đang mang trứng. Ảnh: COML.
Ấu trùng leptocephalus. Ảnh: COML.
Gốc phiến lược bathycyroe fosteri. Ảnh: COML.
Loài vật phát hiện ngoài khơi đảo Lizard. Ảnh: COML.
Loài vật kỳ lạ sống dưới vùng nước sâu Nam Cực. Ảnh: AP.
Giáp xác chân hai loại streesia challengeri. Ảnh: COML.
Giáp xác chân hai loại Mimonectes sphaericus. Ảnh: Reuters/COML.
Loài được mệnh danh là sát thủ các vùng cực hyperoche capucinus. Ảnh: AP.
Sứa calycopsis borchgrevinki vùng Nam Cực. Ảnh: COML.
Sứa Narcomedusae. Ảnh: COML.
Cá băng Nam Cực chionodraco hamatus. Ảnh: COML.

Admin

Thanks for joint