27/5/11

Lại xuất hiện dưa hấu cứng như đá

Nông dân Trung Quốc chưa hết sửng sốt khi một loạt dưa hấu đến kỳ thu hoạch đột nhiên vỡ toác thì mới đây, họ lại vô cùng choáng váng khi bắt gặp những quả dưa cứng như đá, nhảy lên dẫm chân không vỡ.
Những nông dân ở nông trường chủ yếu trồng dưa hấu ở phía Bắc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đang rất choáng váng khi dưa đã sắp đến ngày thu hoạch nhưng chúng cứng như đá, người nhảy lên, dẫm lên quả dưa hoặc bê cả quả dưa đập xuống đất mà dưa vẫn không vỡ.
  

Nông dân nhảy lên dùng 2 chân dẫm không vỡ (Ảnh: Truyền hình Tứ Xuyên)

Khi dùng dao bổ một vài quả dưa ở nông trường này, nhiều người mới vỡ lẽ rằng quả dưa này cùi quá dày, chất lượng dưa vô cùng kém.
 
Theo một chuyên viên khuyến nông địa phương, nhiều khả năng những nông dân đã mua phải giống dưa hấu rởm. Hiện cảnh sát địa phương này đang phối hợp với ngành nông nghiệp để tìm ra nguồn gốc giống dưa "lạ" trên.
  
Sau khi dùng dao để bổ dưa, nhiều người ngỡ ngàng vì cùi dưa quá dày (Ảnh: Truyền hình Tứ Xuyên)

Trước đó, truyền hình trung ương CCTV đưa tin, khoảng 20 nông dân trồng dưa ở tỉnh Giang Tô bị thiệt hại nặng nề tới 45 ha bởi tình trạng dưa hấu tự nhiên nổ tung. Những người trồng dưa dường như thiếu kinh nghiệm, mới sử dụng lần đầu loại chất kích thích tăng trưởng forchlorfenuron nên “quá tay”.
  
 Trước đó, nông dân ở Giang Tô cũng "khóc dở mếu dở" vì dưa hấu tự dưng nổ tung (Ảnh: Xinhuanet )

Giáo sư Wang Liangju tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết, forchlorfenuron an toàn và có hiệu quả khi được sử dụng một cách thích hợp. Sở dĩ có tình trạng dưa hấu “nổ” như vậy là vì người trồng dưa đã dùng thuốc quá muộn cũng như thời tiết ẩm ướt gần đây làm tăng nguy cơ dưa tự vỡ. 
 
Có thể thấy trong vài tháng qua tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc là những câu chuyện về giá đỗ nhiễm độc, dầu ăn bẩn, thịt lợn “siêu nạc”, sữa “bẩn”… Hiện tượng dưa tự dưng nổ tung và đập không vỡ lại thêm một cảnh báo nữa về an toàn thực phẩm, vấn nạn mà chính phủ nước này đang cố gắng giải quyết.

Những sự kiện siêu nhiên kỳ lạ


Hình ảnh Chúa Jesus, Đức Mẹ, Đức Giáo hoàng,... lần lượt xuất hiện một cách bí ẩn trên vật dụng đời thường một cách chân thực tới khó tin. 

Trong đêm kỷ niệm 2 năm ngày mất của Đức Giáo hoàng John Paul II, nhiếp ảnh gia không chuyên Grzegorz đã chụp được tấm hình đống lửa cháy bùng tương tự "vóc dáng" của ông. Thời gian khoảnh khắc của tấm ảnh là 21.37:30 - vô tình trùng khớp với giờ lâm chung của vị Giáo hoàng này.

Trong phòng tắm một gia đình tại Pittsburgh (Mỹ) bức tường thạch cao "hiện hình" Chúa Jesus bí ẩn.

Hình thánh giá hiện trên bầu trời thị trấn nhỏ ven biển quận Sussex (thuộc tiểu bang Virginia, Mỹ).

Hình ảnh Đức Mẹ "hiển linh" trên cửa kính một ngôi nhà tại Boston, Massachusetts. 

Hàng trăm người đổ về Florida (Mỹ) để tận mắt chứng kiến Đức Mẹ xuất hiện trên tòa lầu kính.

Nasa (Mỹ) công bố hình ảnh mới về vũ trụ khiến nhiều người liên tưởng tới khuôn mặt Chúa Jesus "giáng trần".

Năm 2006, hình ảnh Chúa Jesus "hiện" trên chiếc cốc sử dụng trong quảng cáo ngày Giáng sinh.

Trong một quán cà phê tại bang Tennessee, chiếc bánh xuất hiện hình mẹ Teresa khiến mọi người không khỏi sửng sốt.

Những dòng chữ "thánh kinh" bí ẩn xuất hiện bên trong lòng 1 quả cà tím.

Hình ảnh Đức Mẹ hiện trên miếng bánh pho mát.

Người đàn ông tiếp xúc với điện hàng nghìn vôn


 - Slavisa Pajkic, sống tại Pozarevac, Serbia, được mệnh danh là người đàn ông ác quy với khả năng chịu được điện áp cao mà không bị tổn thương.
Ông Pajkic phát hiện ra khả năng kỳ lạ của mình hồi 17 tuổi, khi tiếp xúc với điện. Dòng điện áp trên 50 vôn chạy qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên với ông Pajkic điều này không có nghĩa lý gì, ông có thể chịu được điện áp lớn hơn nhiều. Năm 1983, ông đã lập kỷ lục Guinness khi có dòng điện 20.000 vôn chạy qua cơ thể. Năm 2003, ông thiết lập kỷ lục thứ hai, lúc đó ông đã nóng một cốc nước lên tới 97 độ C, trong thời gian 1 phút 37 giây.
Theo Pajkic, người ông như một chất cách điện, dây dẫn, ác quy hay một lò sưởi tùy theo những trường hợp cụ thể. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân ông có thể làm được điều đó. 
Pajkic có thể thắp sáng một bóng đèn, nấu thức ăn và thậm chí có thể đốt cháy cơ thể hay hoạt động như một dây dẫn điện. Nghiên cứu mới đây về người đàn ông này cho thấy, Pajkic có khiếm khuyết về di truyền. Pajkic không có tuyến mồ hôi và nước bọt. Các nhà khoa học nghi ngờ dòng điện không chạy qua cơ thể mà chỉ đi qua da của ông, một cách tự nhiên.
Pajkic đã thực hiện nhiều thí nghiệm và ông đang chuẩn bị kế hoạch lập kỷ lục thứ ba bằng cách thu phát bằng máy phát điện hàng triệu vôn và bắn tia laser từ các ngón tay của mình.  
Để thực hiện được kỷ lục thứ ba không phải là điều dễ dàng, hiện Pajkic đang sử dụng khả năng của mình giúp đỡ mọi người chữa bệnh đau nửa đầu, viêm xoang và các vấn đề về lưng.

Hồ lớn thứ 3 Iran đang biến thành…muối

Từ trên đồi, Kamal Saadat buồn bã nhìn hàng trăm vị khách tiềm năng, vì biết anh không thể đưa họ đi du thuyền để thưởng ngoạn một kỳ nghỉ cuối tuần trên hồ Oroumieh, hồ nước mặn lớn thứ ba thế giới, vốn đẹp như tranh vẽ vào mùa xuân.

60% lòng hồ Oroumieh bị biến mất, nhường chỗ cho lớp muối ngày càng kết đặc.

Đây này, thuyền bị mắc cạn…Không thể di chuyển được nữa”, Saadat nói và chỉ ra nơi con thuyền nằm chết dí giữa đống muối đang ngày một trở nên đông cứng và than vãn không hiểu tại sao hồ lại đang biến mất.
Theo các chuyên gia, hồ dài nổi tiếng này, nơi cư ngụ của các loài hồng hạc, bồ nông, mòng biển di cư, đang teo lại tới 60% và có thể biến mất hoàn toàn chỉ trong vài năm nữa. Nguyên nhân là do hạn hán, chính sách tưới tiêu chưa hợp lý, cùng việc xây dựng đập ngăn sông.

Một con thuyền bị mắt cạn trên lòng hồ kết đặc muối.


Chỉ hai năm trước đây, ngoài trồng quả hạnh và nho, Saadat kiếm sống thêm bằng nghề đưa khách đi du thuyền. Nhưng khi nước hồ giảm cùng nồng độ mặn tăng, anh thấy phải dừng thuyền cứ 10 phút một lần để kiểm tra chân vịt và cuối cùng anh phải từ bỏ công việc thứ hai của mình.
Du khách sẽ không thích một chuyến đi tẻ ngắt như thế”, anh cho biết và nhấn mạnh họ phải vượt qua hàng trăm mét lòng hồ đầy muối để đi từ cầu tàu ra chỗ để thuyền.




Những gì còn lại của một cầu tàu không còn hoạt động.


Vào tháng 4 vừa qua, giới chức Iran đã phải ngưng hoạt động ở một cầu tàu gần đó trong vịnh Golmankhaneh, do thiếu nước trong hồ. Và giờ đây mực nước sâu nhất ở lòng hồ chỉ 2m. Cầu tàu ở vịnh Sharafkhaneh và Eslami cũng phải đối mặt với tình cảnh tương tự.
Nước hồ cạn cũng khiến ngành kinh doanh khách sạn và hoạt động du lịch trong vùng bị ảnh hưởng. Nhiều dự án khách sạn vẫn giậm chân tại chỗ do giới đầu tư còn đang lưỡng lự.
Ngoài du lịch, hồ với nồng độ muối tăng cũng đe dọa ngành nông nghiệp trong vùng gần đó, tại tây bắc Iran, do bão đôi khi mang theo nước muối tới tận các cánh đồng. Nhiều nông dân lo ngại về tương lai đất đai của họ, vốn từ nhiều thế kỷ nay nổi tiếng trồng được những loại táo, nho, quả óc chó, quả hạnh, hành, khoai tây ngon.
Gió mặn sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh mà còn ảnh hưởng tới ngành trồng trọt ở những vùng xa hơn nữa”, Masoud Mohammadian, quan chức nông nghiệp ở vùng phía đông hồ, cách tây bắc thủ đô Tehran 600km cho hay.
Hồi tháng 4, chính phủ Iran đã công bố nỗ lực 3 bước nhằm cứu hồ, gồm chương trình trồng mây để tăng lượng mưa trong khu vực, giảm lượng nước tiêu dùng cho hệ thống tưới tiêu và cung cấp nước cho hồ từ các nguồn nước ở xa.
Một số chuyên gia cho rằng chương trình điều khiển thời tiết chỉ là “hành động tượng trưng” của chính phủ. Theo họ cách tốt nhất là xả thêm nước hiện đang bị các con đập nắm giữ. Lượng nước bốc hơi đã cao gấp 3 lần lượng nước mưa, đặt các dòng sông có nghĩa vụ quan trọng để “nuôi” hồ. Theo một chuyên gia, chính phủ phải cho phép xả 20% lượng nước từ các đập xuống mới có thể cứu được hồ.


Muổi biển kết đặc tại rìa hồ.

Song Mostafa Ghanbari, thư ký ban Xã hội cứu hồ Oroumieh, tin rằng “cách duy nhất để cứu” hồ là chuyển nước từ biển Caspia vào. Nhưng dự án này được đánh giá là đầy tham vọng, yêu cầu phải xây dựng đường ống dẫn nước dài khoảng 700km.
Tại thành phố xinh đẹp, xanh tươi Oroumieh chủ đề về số phận của hồ được dân chúng thường xuyên bàn luận ở các quán trà và trên phố. Nhiều người vui mừng trước quyết định trồng mây, với hi vọng tăng lượng nước mưa cho vùng. “Đây là một quyết định đúng. Mỗi đêm tôi nhìn lên đám mây đen đang đến và nói với gia đình rằng sẽ sớm có mưa”, và vào một số đêm, mưa đã đến thật, Masoud Ranjbar, một lái xe taxi cho biết.


Song ngoài những cuộc tranh luận của giới chức nhà nước cũng như địa phương, một số người dân ở quanh vùng lại gợi ý một cách khác để cứu hồ. Truyền thuyết địa phương kể rằng, loài hoa lay ơn tím dại có một vai trò thần diệu. Loài hoa này được trồng hàng năm trong suốt một ngàn năm qua ở Oroumieh, nơi một nàng công chúa của Oroumieh bị giết hại khi nàng cảnh báo mọi người trong thành phố về kẻ thù đang đến.
Một ngày gần đây, khi chiều tà nhuộm vàng hồ, Kamal, người lái thuyền đã cố gắng tìm kiếm hi vọng ở những bông hoa. “Bạn thấy không, hòa lay ơn tím dại vẫn đang chuẩn bị nở vào mùa xuân. Thành phố và hồ cuối cùng có thể sống”, anh nói.

Admin

Thanks for joint