5/6/11

Xác ướp sống dậy và "thiên tử" trở về


Xác ướp sống dậy và "thiên tử" trở về
- Bí ẩn về những chiếc xác ướp Việt luôn làm nhiều người phải tò mò xen lẫn cảm giác sợ hãi tột độ.
Một sáng xuân 52 năm trước, trên ngọn đồi rậm rạp cây cỏ, nấm mộ vua Lê Dụ Tông bất ngờ được người làm vườn thôn Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa phát hiện.
Tuy nhiên, hoàn cảnh lúc đó chưa cho phép đánh thức giấc ngủ trong lòng đất hàng trăm năm của nhà vua. Và bí ẩn ngôi mộ cổ chôn cất thi hài vua Lê Dụ Tông vẫn tiếp tục là bí ẩn nằm sâu dưới nắp quan tài...
Xác ướp sống dậy và "thiên tử" trở về, Tin tức trong ngày,
Thi hài gần như còn nguyên vẹn của vua Lê Dụ Tông.
Lời đồn và sự thật
Chính điều này đã dấy lên dư luận ngoài luồng nghi ngờ có phải mộ vua Lê Dụ Tông thật hay chỉ là mộ giả để tránh sự xâm hại khi triều đại hưng vong, thời cuộc biến động.
Thậm chí nhiều người xác quyết mộ thật đang ẩn sâu đâu đó trong Lam Kinh cùng với tiên tổ, dù gần ngôi mộ ở Bái Trạch có bia đá tạc rõ “Lê triều Dụ Tông hoàng đế lăng. Minh Mạng nhị thập thất niên, tứ nguyệt nhị thập ngũ sắc kiến” (lăng hoàng đế Dụ Tông nhà Lê. Vua sai dựng ngày 25 tháng 4 năm thứ 21 niên hiệu Minh Mạng).
Còn trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì ghi vua Lê Dụ Tông được táng ở Đông Sơn, Thanh Hóa, sau đó dời về lăng Kim Thạch, Lôi Dương là vùng đất ngày nay thuộc hai huyện Thọ Xuân và Thường Xuân.
Trong lúc đó, kẻ gian cũng dòm ngó ngôi mộ cổ đặc biệt này. Năm 1958, người dân Bái Trạch khi phát hiện quách mộ đã làm vỡ một mảng để lộ góc quan tài gỗ quý sơn son. Tin tìm thấy mộ vua được rỉ tai. Kẻ xấu suy diễn chắc nhà vua đã về thế giới bên kia với rất nhiều vật quý của triều đình. Ngoài ra, việc gia tăng canh nông ở địa phương cũng có thể ảnh hưởng đến mộ. Trước tình trạng này, mùa xuân năm 1964 lệnh khai quật ngôi mộ đã được ký.
Các nhà khảo cổ về Bái Trạch quan sát ngôi mộ đặc biệt này có nhiều nét tương đồng với các ngôi mộ hợp chất đã được phát hiện ở khu vực. Tuy nhiên, phần quách ngoài lớn hơn các ngôi mộ khác với chiều dài 3m, rộng 2,92m và cao 1,41m. Mộ hướng bắc nam, hơi chếch tây bắc, hướng “ưu tiên” của các vua ngày xưa. Khi quách hợp chất vôi, mật, cát bị những nhát cuốc vô tình làm vỡ một góc, quan tài bên trong thoảng bốc mùi thơm dịu. Và họ đã dùng ximăng để hàn tạm lớp quách bị vỡ.
Tuy nhiên, vật liệu ximăng hiện đại không kết dính tuyệt đối với vỏ quách của người xưa nên nước dần thấm vào. Rồi việc phát đồi làm vườn cùng mưa nắng thời gian đã làm mộ cổ ngày càng lộ dần lên mặt đất và có dấu hiệu xuống cấp...
Khi nhóm khảo cổ bắt tay khai quật, nhiều người dân địa phương đã tò mò theo dõi, mong tận mắt chứng kiến sự thật trong lòng ngôi mộ nhà vua đã được thêu dệt bởi bao tin đồn. Tuy nhiên họ đành thất vọng. Sau khi phá quách, quan tài bằng gỗ quý sơn son được đưa lên mặt đất đã chuyển ngay về Hà Nội để nghiên cứu và đảm bảo điều kiện bảo tồn.
Khi nắp quan tài được bật ra trước sự chứng kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, mọi người đã có thể xác quyết ngôi mộ thật và thi hài là vua Lê Dụ Tông. Chính những chiếc áo hoàng bào, long bào ông mặc có thêu nhiều hình rồng năm móng, khăn gấm che mặt cũng thêu hình rồng, rồi tấm bia đá khắc chữ Lê triều Dụ Tông hoàng đế đã khẳng định đó là nhà vua.
Những tin đồn lan truyền về ngôi mộ giả để bảo vệ cho mộ thật ở đâu đó là hoàn toàn hư ảo. Sự trở về từ lòng đất của đức vua Lê Dụ Tông là một phát hiện chấn động trong ngành khảo cổ và sử học VN đương thời.
Nhà vua trở về
Tuy nhiên, điều làm nhà khảo cổ học ngạc nhiên nhất chính là sự bảo quản độc đáo thi hài vua. Cố giáo sư - bác sĩ Đỗ Xuân Hợp là người trực tiếp tham gia khai quật và nghiên cứu thi hài vua Lê Dụ Tông.
Trong một tài liệu ông kể tỉ mỉ: “Xác là một người đàn ông cao 1,49m. Thân hình bị đét lại nhưng hình dạng bên ngoài vẫn còn nguyên. Khi mới mở áo quan, trông như một người gầy ốm mới chết, bụng dưới hơi phồng, lấy tay ấn vào bụng thấy có hơi và ít nước chảy ra (khác với những xác khác bụng lép). Không có một vết rạch hay châm chích gì trên cơ thể...”.
Lúc quan tài mới bật nắp, gương mặt nhà vua có màu xám nhạt hơi khác với màu da cơ thể, nhưng sau đó toàn thân chuyển thành màu xám đen. Kỳ lạ nhất là các khớp xương của nhà vua vẫn còn có thể co duỗi mềm mại và nhiều vùng da thịt vẫn còn đàn hồi.
Cố GS Đỗ Xuân Hợp khẳng định trước năm 1958, tình trạng thi hài vua Lê Dụ Tông có thể còn tốt hơn nhiều khi chưa bị phát hiện. Chính những nhát cuốc, thuổng vô tình của người dân đã làm vỡ vỏ quách, ảnh hưởng đến quan tài gỗ bên trong làm không khí và nước lọt vào suốt sáu năm đến ngày khai quật.
Cho nên lúc mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ không còn ngửi thấy mùi thơm thảo mộc như thường thấy ở nhiều quan tài xác ướp khác. Và thi hài cũng ít nhiều bị ảnh hưởng như mắt, mũi lõm xuống, miệng co lại, môi teo mỏng đi...
Một phát hiện nữa làm mọi người tin chắc đã tìm đúng đức vua là thi hài khoảng 50 tuổi, trạc tuổi vua Lê Dụ Tông lúc băng hà. Đặc biệt, tóc vua râm bạc, cắt ngắn theo kiểu nhà tu và đội chiếc mũ ni. Tấm gấm phủ mặt nhà vua cũng có bốn chữ vạn của nhà Phật ở các góc.
Những chi tiết này góp phần quan trọng xóa tan các nghi ngờ về mộ giả, xác giả. Sử cũ ghi chép rõ cuối đời vua Lê Dụ Tông đã tu hành ở cung Kiền Thọ rồi mới băng hà. Cho nên việc an táng nhà vua lúc đó đủ cả nghi thức hoàng gia lẫn nhà tu.
Theo GS Đỗ Văn Ninh, cuộc đời vị vua này có cả niềm vui lẫn nỗi buồn thịnh suy. Lê Dụ Tông là con vua Lê Hy Tông, sinh năm 1679. Tháng 4 năm Ất Dậu 1705, ông được cha truyền ngôi, lấy niên hiệu Vĩnh Thịnh, sau đổi thành Bảo Thái.
Đất nước thời này tương đối thái bình, người dân hưởng cuộc sống an ổn. Tuy nhiên, năm Kỷ Dậu 1729, An đô vương Trịnh Cương đã ép vua Lê Dụ Tông nhường ngôi cho thái tử Lê Duy Phường. Ông phải ra cung Kiền Thọ làm Thuận Thiên thừa vận hoàng thượng với nỗi niềm nặng nề và sống đời tu hành lặng lẽ cho đến khi băng hà năm 1731.
“Chính sự suy quyền và cuộc sống tu hành cuối đời nên vua Lê Dụ Tông đã nhẹ nhàng ra đi. Dưới nấm mộ lặng lẽ trên ngọn đồi hiu quạnh, ông ngủ giấc ngàn thu mà không mang nặng hành trang châu báu gì ngoài vài bộ quần áo và giấy bút, trầu cau”- GS Ninh tâm sự lẽ đời của một vị vua suy cho cùng cũng chẳng khác mấy thường dân.
Và 46 năm sau ngày trở về cho hậu thế diện kiến, vua Lê Dụ Tông lại được hoàn táng vào đầu năm 2010 để tiếp tục an giấc muôn đời với tiên tổ...

Bí mật xác ướp ở Bảo tàng lịch sử VN


Một xác ướp còn nguyên vẹn cách đây hơn trăm năm đang được lưu trữ và trưng bày ở bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP. HCM, khiến không ít du khách đến tham quan tò mò.
Hơn 17 năm trước, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ song táng (gồm hai quan tài) tại xóm Củi thuộc phường 8, Q. 5, TP. HCM. Ngôi mộ được xây rất vững chắc bằng một số vật liệu như vôi sống giã nhỏ từ san hô, cát, mật đường mía, than hoạt tính… Khi khai quật ngôi mộ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc quan tài gỗ dài 2,2m, cao 50cm, bên trong còn nguyên vẹn xác một người phụ nữ khoảng 60 tuổi, cao 1,52m bó nhiều lớp vải nằm trong dung dịch màu nâu đỏ. Còn quan tài khác là một người nam nhưng không còn nguyên vẹn, chỉ còn một ít xương và các đồ tùy táng.
Bí mật xác ướp ở Bảo tàng lịch sử VN, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, xac uop, bao tang, lich su, viet nam, du khach
Bảo tàng lịch sử Việt Nam nơi đang lưu giữ và trưng bày xác ướp còn nguyên vẹn trên một trăm năm
Nhờ được phủ một lớp sơn tốt giống như hắc ín bên ngoài quan tài nên nước bên ngoài không thể ngấm vào được áo quan và ngược lại nước bên trong cũng không thể nào thoát ra ngoài được. Điều này đã giữ cho xác ướp bằng những dược liệu nằm bên trong quan tài còn nguyên vẹn. Khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một lá triệu bằng lụa ghi lại tiểu sử và lai lịch của xác ướp. Những dòng chữ này do bị phai mờ theo thời gian nên không thể đọc được nhiều. Tuy chỉ có thể đọc vài chữ nhưng các nhà khảo cổ vẫn xác định được thân phận, tên tuổi của người đã khuất. Xác ướp là của bà Trần Thị Hiệu, một nữ quý tộc dưới thời nhà Nguyễn, bà mất khi được khoảng 60 tuổi.
Bí mật xác ướp ở Bảo tàng lịch sử VN, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, xac uop, bao tang, lich su, viet nam, du khach
Xác ướp bà Trần Thị Hiệu nay được đặt trong tủ kính và bện cạnh là chiếc quan tài bằng gỗ tại bảo tàng
Hai chân bà nằm trong bọc vẫn còn nguyên vẹn, các ngón chân không hề bị rã rời. Toàn bộ cơ thể của xác ướp này hầu như còn nguyên vẹn. Bên cạnh xác ướp còn có các đồ tùy táng được chôn cùng như vòng chuỗi, nhẫn đeo tay, vải lụa và một lớp vải lụa gấm quấn quanh xác… Từ đó, các nhà khảo cổ xác định bà là một người thuộc tầng lớp giàu có dưới thời nhà Nguyễn.
Hai tay của xác ướp đeo nhiều vòng kim loại quý. Một đôi hài khác có đế làm bằng loại da mịn, thân bằng một loại vải dày tốt giống như loại bố tơ tằm. Trên mỗi đôi hài trang trí hoa văn có hình bông cúc dây bằng vàng với những sợi chỉ vàng may bện thêm vào. Trên cổ của xác ướp còn đeo một chuỗi hạt bồ đề , chứng tỏ bà là một tín đồ Phật tử. Căn cứ vào hình thức chôn cất cộng với sự nguy nga của lăng mộ và các đồ tùy táng được chôn cùng, các nhà nghiên cứu lịch sử xác định xác ướp người phụ nữ này là một quý tộc dưới triều Nguyễn, mất vào khoảng năm 1868.
Bí mật xác ướp ở Bảo tàng lịch sử VN, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, xac uop, bao tang, lich su, viet nam, du khach
Hầu như các bộ phận bên ngoài cơ thể của xác ướp đều còn nguyên vẹn
Sau khi khai quật xong xác ướp được đưa về tại bệnh viện Đại học Y dược nghiên cứu. Sau đó xác ướp được chuyển đến bảo tàng lịch sử Việt Nam tại để lưu giữ và trưng bày.
Để giữ gìn xác ướp lâu dài, bảo tàng lịch sử Việt Nam đã phối hợp với cơ quan ngành y dược đến để kiểm tra và tiến hành các biện pháp y học bảo quản xác ướp theo định kỳ. Hiện nay, bảo tàng lịch sử Việt Nam đã dành riêng một phòng để trưng bày tất cả tư liệu và hiện vật liên quan đến ngôi mộ cổ và xác ướp này bao gồm những hình ảnh trong quá trình khai quật của các nhà khảo cổ, những hiện vật được tìm thấy bên trong ngôi mộ và cùng với xác ướp.
Tại phòng này hiện có 19 hiện vật gốc được trưng bày: đồ tùy táng trong quan tài người đàn ông gồm 7 nhẫn vàng, 1 hộp đựng vôi bằng bạc, 1 ống ngoáy trầu, 1 cây lược bằng sừng, đồ tùy táng trong quan tài người đàn bà gồm 2 vòng đeo tay bằng vàng, 1 xâu chuỗi hạt bồ đề, 1 đôi hài bằng vải thêu sợi vàng). Đặc biệt, tại đây còn trưng bày 2 chai nước dung dịch, 1 chai lấy trong quan tài ông và 1 chai lấy trong quan tài bà. Thi hài bà được đặt trong tủ kính với đồ khâm liệm gồm nhiều lớp áo lụa và gấm, một đôi hài bằng vải thêu sợi vàng. Quan tài và quách bằng gỗ được đặt 2 bên tủ.
Bí mật xác ướp ở Bảo tàng lịch sử VN, Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, xac uop, bao tang, lich su, viet nam, du khach
Xác ướp luôn được kiểm tra, bảo quản định kỳ để giữ được lâu dài bởi các chuyên gia y học
Bảo tàng lịch sử Việt Nam tọa lạc tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Q.1 hiện đang lưu giữ hơn 30.000 tư liệu, hiện vật quý của lịch sử Việt Nam từ thời khai sinh đến thời kỳ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1930, được chia thành nhiều phòng và giai đoạn khác nhau: phòng trưng thời Ngô - Đinh –Tiền Lê – Lý, phòng trưng bày cổ vật thời Tây Sơn, phòng cổ vật Vương Hồng Sển, hay phòng trưng bày áo vua, áo hoàng hậu thời Nguyễn.
Bên cạnh đó bảo tàng còn trưng bày nhiều chuyên đề liên quan đến nhiều nền văn hóa đặc trưng của phía Nam: nền văn hoá Óc Eo, văn hoá cổ đồng bằng sông Cửu Long, văn hóa nghệ thuật Chămpa, Bến Nghé Sài Gòn, các dân tộc Việt Nam...

Trung Quốc trấn an láng giềng


Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc phát biểu tại hội nghị an ninh Shangri-La. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc phát biểu tại hội nghị an ninh Shangri-La. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt khẳng định Bắc Kinh sẽ nỗ lực vì "hòa bình, ổn định" ở Biển Đông và không có tham vọng bá quyền.

"Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông", AFP dẫn lời ông Lương phát biểu trong diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singparore hôm nay. "Tình hình ở Biển Đông vẫn ổn định. Vấn đề tự do hàng hải trong khu vực không hề bị cản trở".
Tướng Lương khẳng định Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với hòa bình ở châu Á. Quân đội Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí mới song mục đích chủ yếu là để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
"Nhiều người cho rằng với sự phát triển kinh tế, Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa về quân sự", ông Lương nói. "Đấy không phải là một sự lựa chọn của chúng tôi. Chúng tôi không theo đuổi tham vọng bá quyền. Chúng tôi không bao giờ có ý định đe dọa bất cứ nước nào".
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang là chủ đề nóng trong thời gian gần đây. Philippines hôm qua cáo buộc Trung Quốc đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Manila dẫn các vụ việc từ tháng 2 tới tháng 5 khi đó hải quân Trung Quốc được cho là nổ súng nhằm vào ngư dân Philippines, đe dọa một tàu khai thác dầu của nước này và xây dựng công trình ở khu vực mà Philippines nói là có chủ quyền ở Trường Sa.
Trong khi đó, Việt Nam tuần này cũng hai lần phản đối Trung Quốc sau các sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam và nổ súng uy hiếp ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.
Trong bài phát biểu hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo rằng xung đột có thể tái diễn trên Biển Đông nếu các bên không nhanh chóng đạt được các quy tắc và một cơ chế đa phương nhằm giải quyết tranh chấp trong hòa bình.
"Chúng ta không nên phí thời gian thêm nữa", Gates nói.
Hiệp hội ASEAN - mà một số thành viên có tuyên bố chồng lấn về chủ quyền trên Biển Đông - năm 2002 đã ký với Trung Quốc bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Tại các hội nghị gần đây, nhiều thành viên hiệp hội cho biết họ muốn sớm có bộ quy tắc ứng xử (tạm gọi là COC) để đưa ra những quy định ràng buộc cụ thể nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định. Tuy nhiên chưa biết khi nào COC sẽ ra đời.
Ông Lương là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh cao cấp của châu Á. Trước đó, ông có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates bên lề hội nghị trong nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ quân sự giữa hai cường quốc.
Ông Lương cũng đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh hôm qua. Trong cuộc gặp, tướng Thanh đã đề cập việc tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu khảo sát Việt Nam trong phạm vi thềm lục địa Việt Nam. Tướng Thanh cho biết việc làm đó là vi phạm, gây bức xúc cho nhân dân và nhà nước Việt Nam; yêu cầu các bên kiềm chế không để tái diễn vi phạm.

Tìm thấy động vật sống ở độ sâu nhất thế giới


Con giun vừa tìm thấy dưới mỏ vàng ở Nam Phi là sinh vật cạn sống sâu nhất từng được phát hiện.

Giun sống sâu nhất thế giới. Ảnh: NYT.
New York Times cho biết, theo báo cáo của nhóm khoa học tại trường đại học Princeton (Mỹ) và các đồng nghiệp từ Bỉ, Nam Phi, Hà Lan, họ vừa phát hiện con giun sống ở độ sâu hơn 3,5 km. Trước đây, nhiều người vẫn tin rằng, chỉ có vi khuẩn đơn bào mới sống được ở độ sâu như vậy.
Sinh vật này được tìm thấy ở vùng lòng chảo Witwatersrand, gần Johannesburg, dài 0,5mm.
Theo Wikipedia, loài giun này có thể sống trong nhiệt độ cao, thậm chí sống sót trong môi trường gần như không có oxy, nó sinh sản vô tính và ăn vi khuẩn dưới lòng đất.
Nhóm nghiên cứu cho biết có thể sinh vật này có nguồn gốc từ mặt đất nhưng bị mưa đẩy xuống lòng đất từ thời cổ đại. Phương pháp xác định niên đại bằng carbon cho thấy chúng đã sống ở độ sâu 3,5 km từ 3.000-12.000 năm trước.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục khám phá sâu hơn dưới lòng đất để tìm kiếm những động vật đơn bào khác.

Nước biển dâng 1m, Sài Gòn mất 20% diện tích

Nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích.
Đó là những tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) trong dự thảo "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu".
Theo dự thảo này, nếu mực nước biển dâng cao 1m, khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.


Các chuyên gia cảnh báo, hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta sẽ tăng khoảng 2,3 độ C; tổng lượng mưa hàng năm và lượng mưa mùa mưa tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm; mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75cm-1m so với trung bình thời kỳ 1980-1999.
Bộ TN&MT cho rằng, bên cạnh các hành động quyết liệt, khẩn trương và đồng bộ, Việt Nam cần có một định hướng quốc gia với tầm nhìn xuyên thế kỷ, làm cơ sở cho các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong các ngành, lĩnh vực liên quan.
Do đó, trong "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu", Bộ này đề xuất 9 nhiệm vụ chiến lược (chia thành 3 nhóm) được đề xuất . Cụ thể, nhóm nhiệm vụ thuộc về lĩnh vực thích ứng phải chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu; thích ứng với nước biển dâng phù hợp các vùng dễ bị tổn thương; đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Nhóm nhiệm vụ thuộc về giảm nhẹ cần bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
Nhóm thứ 3 đề cập đến các điều kiện phù hợp, đảm bảo cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đạt hiệu lực hiệu quả cao, khả thi nhất.

Trái Đất đối mặt nguy cơ đại tuyệt chủng lần 6

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu sinh vật cổ địa chất Nam Kinh, Viện khoa học Trung Quốc, cho biết Trái Đất có thể đã bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng các loài sinh vật lần thứ sáu

Nhiều loài sinh vật sẽ biến mất trong cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6? (Nguồn: Internet)

Hiện nay, tính đa dạng sinh vật trên Trái Đất đang bị đe dọa đặc biệt nghiêm trọng. Hàng năm đều có nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng.

Một số nghiên cứu ước tính, tốc độ tuyệt chủng sinh vật hiện tại là từ 10-100 loài/năm, và trong tương lai, tốc độ này có thể lên tới 1.000-10.000 loài/năm.

Cũng có một số nghiên cứu chỉ ra tốc độ tuyệt chủng sinh vật trên thực tế chỉ bằng 40% so với kết quả nghiên cứu trước đó.

Tuy nhiên theo các nhà khoa học, bất luận là tốc độ tuyệt chủng sinh vật cụ thể là bao nhiêu thì tốc độ đó cũng đang vượt qua mức bình thường. Do vậy cần phải có biện pháp cấp bách để bảo vệ các loài sinh vật.

Trước đó, Trái Đất đã từng trải qua năm lần đại tuyệt chủng sinh vật, trong đó có cuộc đại tuyệt chủng loài khủng long. Thời gian tiếp diễn của các cuộc đại tuyệt chủng tương đối dài, có thể vài trăm ngàn năm hoặc vài triệu năm.

Cuộc đại tuyệt chủng sinh vật lần thứ sáu kéo dài bao nhiêu năm, hiện tại vẫn rất khó dự đoán. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn năm cuộc đại tuyệt chủng trước kia, bao gồm núi lửa bùng phát, va chạm thiên thạch, mực nước biển hạ thấp...

Theo giới khoa học, các cuộc đại tuyệt chủng trước kia đều xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên, tuy nhiên trong cuộc đại tuyệt chủng sinh vật lần thứ sáu này, con người lại đóng vai trò ảnh hưởng chính

Nhiệt độ Trái đất tiến gần “ngưỡng nguy hiểm”

Hãng AFP ngày 30/05 đưa tin, lượng khí thải nhà kính trên thế giới đang tăng cao kỷ lục, góp phần đẩy nhiệt độ của Trái đất tiến gần tới “ngưỡng nguy hiểm” – tăng thêm 2°C. Đây là những ghi nhận trong bản báo cáo vừa công bố của Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA).


Ảnh minh họa
IEA nhận định, trong năm 2010, nền kinh tế của nhiều quốc gia đã thoát khỏi suy thoái, lấy lại đà tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng khiến tầng khí quyển của Trái đất hứng một lượng xả khí thải khổng lồ: 1.600 tỷ khí CO2, cao nhất từ trước tới nay.
Ông Faith Birol, một quan chức của IEA cho biết: “Đây là một thông tin xấu cho nỗ lực làm giảm lượng khí thải”. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2°C, mực nước biển dâng cao hơn 1m, nhiều nơi trên thế giới sẽ phải hứng chịu thảm họa thiên tai tàn khốc hơn hiện nay.
Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), kể từ năm 2009, nồng độ khí CO2 và methane đã tăng lên đáng kể trong năm 2009. Trước năm 1950, hàm lượng CO2 trong bầu khí quyển không thay đổi nhưng kể từ sau đó, hàm lượng khí này đã tăng 38%, chủ yếu là do việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch, nạn phá rừng và những thay đổi về việc sử dụng đất đai.
Về khí methane, loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ hai, hàm lượng khí này trong bầu khí quyển cũng đã tăng 158%, chủ yếu do các hoạt động của con người như việc chăn nuôi bò, trồng lúa, khai thác các nhiên liệu hóa thạch và đổ các chất thải. Do vậy, nhân loại đang ngày càng lún sâu vào thảm họa thiếu nước, thiếu không khí sạch, thiếu lương thực do biến đổi khí hậu.
Cứ thêm một báo cáo, điều tra, giới chuyên gia lại thêm bi quan. Báo cáo mới nhất của Nhóm chuyên gia Liên hiệp quốc về khí hậu GIEC, thường ít khi quan tâm đến băng đảo ở hai cực địa cầu, đã phải thừa nhận quy mô và vận tốc tan băng gia tăng. Diện tích băng đá mất đi 30% theo ảnh vệ tinh chụp cuối năm 2007. Khí hậu tại Nam cực cũng ấm lên làm nhiều tảng băng trôi dạt. Băng tan nhanh làm mực nước biển dâng cao hơn.
Lẩn tránh trách nhiệm
Báo cáo của IEA cho biết, các quốc gia có nền kinh tế mới nổi chiếm 3/4 lượng khí thải trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia xả khí thải nhiều nhất. Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với sức ép gia tăng trong các đàm phán về khí hậu quốc tế, sau khi số liệu mới công bố của hãng BP cho thấy, lượng khí thải CO2 tại quốc gia này đã tăng 9% năm 2009.
Theo BP, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá tại Trung Quốc đã tăng lên 7,5 tỷ tấn năm 2009.
Như vậy, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thải khí CO2 nhiều thứ hai thế giới và trở thành nước đầu tiên thải trên 7 tỷ tấn CO2/năm. Trên thực tế, việc lượng khí thải tại Trung Quốc tăng mạnh trong vòng 10 năm qua là do quốc gia này xây dựng hàng loạt nhà máy nhiệt điện mới nhằm đáp ứng nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của mình.
Phía Trung Quốc cho rằng, để vừa bảo đảm phát triển kinh tế ổn định và thực hiện tốt những chính sách linh hoạt nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải nhà kính là việc không dễ với Trung Quốc cũng như hầu hết các quốc gia đang phát triển trong bối cảnh hiện nay. Bản thân Mỹ và Trung Quốc - hai nước tạo ra nhiều khí thải carbon nhất thế giới – cũng đang còn không ít bất đồng trong vấn đề này.
Trung Quốc cho rằng, các nước đang phát triển nên được miễn trừ trách nhiệm đưa ra cam kết bởi các nước này cần phát triển nền kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ đảm nhận vai trò dẫn dắt và chèo lái toàn bộ quá trình thương lượng tại Hội nghị khí hậu quốc tế do Liên hiệp quốc tổ chức.
Trong khi đó, Washington lại muốn Trung Quốc và các nước đang phát triển cam kết giảm khí thải bằng những con số cụ thể và chịu sự giám sát của cộng đồng quốc tế. 

Thỏ dị dạng gần nhà máy Fukushima

Một con thỏ không tai được sinh ra ở gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản dẫn đến lo ngại rằng, hậu quả của rò rỉ bức xạ hạt nhân có thể xấu hơn dự kiến và liệu tiếp theo có phải là con người hay không.
Đoạn video clip đăng tải trên YouTube mà cư dân mạng xôn xao mấy ngày gần đây có tiêu đề “Thỏ không tai sinh ra sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima”, người đăng tải là một thành viên tự nhận là "yuunosato".

Văn bản trong video clip này có đoạn: “Sau sự cố hạt nhân, chính phủ và các phương tiện truyền thông nói rằng không tác động ngay về mặt sức khỏe nhưng ở thị trấn Namie Tsushima, bên ngoài vòng bán kính 30km hay khu vực sơ tán bắt buộc, điều đó đã xảy ra. Cho đến nay chưa có tin tức kiểu như vậy, khiến người ta nghi ngờ thông tin có thể bị bưng bít".

"Những con thỏ này, đặt trong các chuồng ở ngoài trời, ăn bằng cỏ tự nhiên, kết quả là sinh ra không có tai. Đây là hiện tượng biến dạng bất thường đầu tiên. Vòng đời của thỏ nhanh hơn con người. Tôi tự hỏi liệu con người có phải là nạn nhân tiếp theo, lại tưởng tượng đến hình ảnh những đứa trẻ sơ sinh tương lai”.

Trong khi có một số nghi ngại về độ tin cậy của đoạn video trên, nhiều người cũng lên tiếng bày tỏ mối quan tâm của họ trong phần bình luận.

Một người tên G0ingMerry viết: “Cảm ơn bạn đã cung cấp hình ảnh quý giá. Chúng ta không biết đây là một sự ngẫu nhiên hay lỗi của con người. Loài thỏ không có tội, không nên bỏ chúng đi và phải làm gì đó để ngăn chặn càng nhiều càng tốt”.

Kho vũ khí tiếp tục phát nổ, số người bị thương tăng lên 75

- Báo chí Nga đưa tin, các vụ nổ hôm nay vẫn tiếp diễn tại kho vũ khí ở vùng Volga, Cộng hòa Udmurtia thuộc Nga, trong khi số người bị thương tăng lên 75.
http://www.discoveryvn.tk/2011/06/nga-no-kho-vu-khi-47-nguoi-thuong-vong.html

 
Vụ nổ bắt đầu tại một kho vũ khí của Bộ quốc phòng gần ngôi làng Pugachevo tại Udmurtia vào đêm thứ 5. Trước đó đã xảy một đám cháy tại kho vũ khí.
 
Các vụ nổ vẫn tiếp diễn cho tới tận hôm nay.

 
75 người đã kêu gọi trợ giúp y tế vì các lý do khác nhau như bị sốc, hít phải khói, bị xây xước và tầm bím do kính vỡ.



Bộ các vấn đề khẩn cấp Nga ngày 3/6 cho biết 2 cụ già đã tử vong do lên cơn đau tim liên quan tới vụ nổ.

Kho vũ khí này đang cất trữ khoảng 5.000-10.000 toa tàu hỏa chứa các loại đạn dược.

Lửa đã lan tới 18 toa chứa vũ khí của kho.



Một cuộc điều tra về nguyên nhân vụ nổ đang được tiến hành.

Một nguồn tin cho biết nguyên nhân của vụ cháy nổ ban đầu được xác định là do hệ thống điện bị chập.
Một mảnh đạn rơi xuống cánh đồng gần kho vũ khí.

Khoảng 30.000 người trong vùng nguy hiểm đã phải đi sơ tán.
 




Núi lửa cao nhất Mexico “thức giấc”


 - Ngọn núi lửa cao nhất Mexico, Popocatepetl, đã bắt đầu thức giấc trở lại, nhả ra cột tro bụi cao khoảng 3km bốc lên bầu trời.
 
Khói bụi bốc lên từ núi lửa Popocatepetl ngày 3/6.
Núi lửa Popocatepetl, cao 5.450m, nằm cách thủ đô Mexico City khoảng 70km về phía đông nam, đã 5 lần nhả tro bụi kể từ lúc 11 giờ sáng ngày thứ 5, tạo ra các cột tro bụi và hơi nước.
Cơ quan phòng chống thảm họa quốc gia Mexico cho hay tro bụi núi lửa ban đầu đã di chuyển về phía Tây, sau đó quay trở lại phía Đông và hướng tới thành phố Puebla. Dự đoán, tro bụi sẽ rơi xuống Puebla.
Ông Jesus Morales, giám đốc cơ quan phòng vệ dân sự bang Puebla, nói với một kênh truyền hình địa phương rằng mây “chứa một hàm lượng tro bụi cao nhưng không nguy hiểm”.
Cơ quan phòng chống thảm họa quốc gia đã khuyến cao người dân không đi vào vùng bán kính 7km quanh núi lửa.
Popocatepetl, ngọn núi cao thứ 2 tại Mexico, không gây ra nguy cơ nào đối với thủ đô Mexico City nhưng một số cộng đồng dân cư nhỏ sống gần núi lửa đã được sơ tán trong những năm gần đây.

Cụm núi lửa tại Chile “thức giấc”, hàng nghìn người sơ tán


 - Một cụm núi lửa ở miền nam Chile đã “thức giấc” sau hơn 50 năm ngủ yên, khiến hàng nghìn người dân sống trong các khu vực lân cận phải đi sơ tán.
 
Khói bụi bốc lên từ cụm núi lửa Puyehue-Cordon-Caulle.
Những cột khói lớn đã bốc lên từ cụm núi lửa Puyehue-Cordon-Caulle, nằm cách thủ đô Santiago khoảng 800km về phía nam.
Các nhân chứng cũng cho biết ngửi thấy mùi tro bụi và sulphur khá mạnh. Hơn 10 trận động đất nhỏ đã được ghi nhận trong khu vực trước khi đợt phun trào của cụm núi lửa Puyehue-Cordon-Caulle bắt đầu.
Giới chức đã đưa ra cảnh báo đỏ - mức độ cảnh báo cao nhất - đối với khu vực.
Lệnh sơ tán đã được đưa ra đối với khoảng 3.500 người sống trong các khu vực lân cận, các quan chức địa phương cho biết.
Họ nói thêm rằng người dân sẽ được sơ tán tới các trung tâm tạm trú tại những nơi an toàn. Chưa có báo cáo về trường hợp thương vong nào cho tới nay.
Tuy nhiên, mây tro bụi đã bay tới quốc gia láng giềng Argentina, nơi giới chức đã yêu cầu đã yêu cầu người dân địa phương ở nguyên trong nhà.
Một sân bay nhỏ tại thành phố Bariloche của Argentina đã bị đóng cửa do tro bụi núi lửa.
Nhân chứng Juli Kessler cho biết cô đã nhìn thấy "những đám mây đen khổng lồ treo lở lửng trên dãy núi Andes" và tro bụi đã rơi xuống các con đường.
Đây là lần đầu tiên cụm núi lửa Puyehue-Cordon-Caulle phun trào kể từ năm 1960.
Chile là một trong những quốc gia có nhiều núi lửa hoạt động nhất thế giới.

TPHCM: “Hiệp sĩ đường phố” khuất phục 2 tên cướp giật


- Giật sợi dây chuyền trên cổ một phụ nữ rồi bỏ chạy, hai tên cướp giật đã bị “Hiệp sĩ đường phố” Nguyễn Văn Minh Tiến truy đuổi bắt gọn khi tang vật vụ cướp bọn chúng vẫn cầm trên tay.
Hai đối tượng cướp giật tại cơ quan công an.
Chiều 4/6, “Hiệp sĩ đường phố” – Nguyễn Văn Minh Tiến cùng đồng đội trên đường tuần tra phát hiện hai thanh niên đi xe Wave xanh đỏ mang BKS 51Y3 - 9039 có nhiều dấu hiệu khả nghi. Dọc tuyến đường Lê Văn Sĩ, 2 đối tượng liên tục đảo mắt “tìm mồi”.
Khi đến trước số 10 Trần Huy Liệu (phường 12, quận Phú Nhuận), bọn chúng hiện một cô gái trẻ đứng bên lề đường, đeo sợi dây chuyền vàng. Ngay lập tức, tên cầm lái ép sát để đồng bọn ngồi sau rướn người giật phăng sợi dây trên cổ của nạn nhân.
“Ăn hàng” thành công, 2 tên cướp rồ ga bỏ chạy. “Hiệp sĩ đường phố” lập tức vặn ga đuổi theo. Biết có người truy đuổi, hai tên cướp tháo nón bảo hiểm chống trả quyết liệt. Tuy nhiên, chỉ sau vài phút, một đối tượng bị anh Tiến bắt gọn tại chỗ. Tên còn lại bỏ chạy được khoảng 100m thì bị những đồng đội khác của “hiệp sĩ” không chế bắt, bắt giữ.
Tại cơ quan công an, 2 đối tượng khai Trần Văn Lai (29 tuổi) và Lữ Tuấn Kiệt (22 tuổi, cùng ngụ quận Phú Nhuận). Cả hai từng có tiền án về ma túy và cướp giật tài sản.

Nhà máy giấy "hành dân”


 - Dù đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa đã đình chỉ một lần do xả thải thẳng ra môi trường, sau khi quay trở lại hoạt động, Công ty CP Giấy Lam Sơn, đóng trên địa bàn xã Vạn Thắng (huyện Nông Cống) vẫn tiếp tục gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc.
Được biết, Công ty CP Giấy Lam Sơn chuyên sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế (khoảng 85%), còn lại là nguyên liệu nguyên sinh khác như tre, nứa, luồng... Nhà máy có công suất thiết kế 10.000 tấn sản phẩm/năm; công suất thực tế 8.000 tấn/năm, tương ứng với lượng nước thải khoảng 700 m3/ngày, đêm.
Ông Nguyễn Bá Đại bức xúc nói về việc dòng sông Yên bị ô nhiễm.
Công ty này được xây dựng trên địa bàn xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, cạnh sông Yên. Sông Yên trước đây vốn trong xanh, nhưng thời gian qua đã đổi sắc, nước sông đục ngầu, mỗi khi trời nắng thì sủi bọt trắng xoá kéo theo mùi thối bốc lên.
Trước đây, lượng nước thải từ các khâu nấu, nghiền, rửa bột của nhà máy… không qua xử lý được thải trực tiếp ra sông Yên, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngày 28/04/2005, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ra Quyết định tạm đình chỉ hoạt động của Công ty CP Giấy Lam Sơn để đơn vị xử lý môi trường, khi nào đạt yêu cầu sẽ cho phép hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, sau khi đơn vị hoạt động trở lại, người dân lại "kêu trời" vì ô nhiễm. Theo phản ánh của nhiều người dân ở khu phố Mới, xã Vạn Thắng, Công ty Cổ phần giấy Lam Sơn thường hay xả nguồn khí thải hôi thối ra môi trường vào ban đêm. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã kéo dài nhiều tháng qua.
Tình trạng ô nhiễm môi trường từ nhà máy của Công ty CP Giấy Lam Sơn ảnh hưởng trực tiếp đến người dân ở các thôn như: Ban Thọ, Đông Tài, Nhuệ Thôn, phố Mới. Đặc biệt, trong khu vực, 3 trường học cũng "giơ đầu chịu báng" là trường mầm non, tiểu học và THCS của xã Vạn Thắng. Mỗi lần nhà máy xả khí thải là cả thầy và trò đều phải lấy tay bịt mũi. Khổ nhất là các cháu ở trường Mầm non, ngày nào cũng phải hít nguồn khí độc hại.
 
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Yên còn ảnh hưởng đến vùng hạ lưu thuộc các xã như Vạn Hoà, Minh Khôi, Minh Thọ… Do môi trường ô nhiễm nên nhiều người dân quanh khu vực thường mắc các bệnh ngoài da, khó thở, tiêu chảy, ghẻ lở…
 
Ông Nguyễn Bá Đại, thôn Đông Tài bức xúc: “Con sông này cng cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân chúng tôi. Nhưng gần đây, nước sông trở nên đen ngòm, bốc mùi hôi thối, những khi có gió đông thổi vào là không sao chịu đựng nổi”.
 
Anh Nguyễn Văn Mạnh cho biết, có nhiều lúc cá chết trên đoạn sông này
Quá bức xúc với sự việc trên, đã nhiều lần người dân kiến nghị lên Nhà máy, chính quyền địa phương và ngành chức năng huyện Nông Cống. Tuy nhiên những kiến nghị  vẫn "một đi không trở lại" và đến nay người dân vẫn chỉ biết chấp nhận sống trong tình trạng môi trường ô nhiễm ngày một trầm trọng. 
Anh Nguyễn Văn Mạnh, thôn Đông Tài bức xúc: “Họ thường xả nước vào những hôm mưa to hoặc ban đêm khi mọi người không để ý. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, khiến nhiều đêm bà con quanh đây không chịu được. Chúng tôi đã đã gửi đơn thư đi cầu cứu khắp nơi, nhưng vẫn không thấy gì thay đổi. Cứ như thế này thì làm sao chúng tôi sống được”.
Ông Nguyễn Văn Niệm, Chủ tịch UBND xã Vạn Thắng cho biết, trước đây nước thải của nhà máy gây ô nhiễm sông Yên. Sau khi UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu ngừng sản xuất để xử lý, đến nay tình trạng gây ô nhiễm sông Yên đã giảm, nhưng lại gây ô nhiễm bầu không khí hết sức nghiêm trọng. Địa phương đã nhiều lần làm việc với công ty và được hứa sẽ cố gắng xử lý môi trường đến mức tốt nhất. Xã cùng kiến nghị lên Phòng Tài nguyên môi trường huyện nhưng đến nay tình trạng vẫn không cải thiện.
 
Khí thải từ nhà máy trực tiếp ra môi trường
Trao đổi với Dân trí, ông Trần Văn Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống thừa nhận: "Việc người dân phản ánh tình trạng nhà máy gây ra mùi hôi thối là có thật và phía nhà máy cũng đã công nhận việc này. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, tôi đã trực tiếp đi kiểm tra và làm việc với Giám đốc nhà máy. Phía nhà máy cho biết, hiện 3 hồ sinh học đang gây men nên phải đợi 4 tháng nữa mới xử lý được mùi hôi. Chúng tôi đã yêu cầu nhà máy làm cam kết đúng thời gian trên phải đảm bảo công tác môi trường. Chúng tôi cũng yêu cầu nhà máy phải báo cáo việc này với người dân và làm việc với chính quyền địa phương".
"Nếu sau thời gian 4 tháng, nhà máy không xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, chúng tôi sẽ tiến hành xem xét đình chỉ hoạt động" - ông Thuấn khặng định.

Admin

Thanks for joint