6/8/11

Lở đất kinh hoàng tại Hàn Quốc, 17 người chết

Hai trận lở đất đã xảy ra tại thủ đô Seoul và một thị trấn ở phía bắc Hàn Quốc hôm nay, làm tổng cộng 17 người thiệt mạng và 3 người khác mất tích.
Một vụ lở đất nghiêm trọng xảy ra tại Chuncheon.
Một vụ lở đất đã xảy ra tại thị trấn Chuncheon, cách thủ đô Seoul khoảng 110 km về phía đông, làm 12 người chết và 2 người mất tích.
Một quan chức địa phương cho hay 8 trong số 12 người thiệt mạng là các sinh viên đang học đang có mặt tại Chuncheon để tham gia công tác tình nguyện. Họ đang nghỉ trong một nhà trọ nhỏ thì lở đất xảy ra.
Khoảng 500 nhân viên cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm 2 sinh viên mất tích sau vụ lở đất. 24 người khác cũng bị thương và vài ngôi nhà bị phá hủy.

Hiện trường vụ lở đất tại Chuncheon.
Trong khi đó, một trận lở đất khác đã xảy ra tại khu vực Bangbae của thủ đô Seoul, làm 5 người chết. Một em nhỏ cũng mất tích.
Mưa lớn đã đổ xuống Hàn Quốc trong tuần này, và lượng mưa đo được tại Chuncheon trong 2 ngày qua là trên 250mm.
Lượng mưa 400mm cũng đã trút xuống thủ đô Seoul chỉ trong 17 giờ qua, bắt đầu từ chiều 26/7. Tại Seoul, 800 căn nhà đã bị ngập. Chưa có trường hợp thương vong nào được thông báo, nhưng 23 con đường trong thành phố đã bị chặn.


Đường phố Seoul bị ngập do mưa lớn ngày 27/7.

Sở cảnh sát Seoul đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về giao thông, huy động thêm lực lượng để xử lý các vấn đề nảy sinh do mưa lớn.

Các quan chức thời tiết cho hay một trận mưa lớn khác với lượng mưa 250mm có thể xảy ra trong cả ngày thứ 6 này ở miền bắc Hàn Quốc, trong đó có Seoul, nơi một số khu vực đã bị ngập do mưa lớn hôm qua và hôm nay.


Ảnh vụ lở đất tại Chuncheon:









"Hố tử thần” gần 1m ngay giữa đường Láng Hạ

Hố "tử thần" xuất hiện ngay trên đường phố Láng Hạ. (Ảnh: Mạnh Hùng/Vietnam+)
Hôm nay (26/7), những người đi đường trên phố Láng Hạ (Hà Nội) đều phát hoảng với một hố sâu sụt lún ngay giữa lòng đường…


Theo một số người dân sinh sống trên tuyến phố cho biết, chiếc hố này xuất hiện hai ngày nay, ban đầu nền đường có hiện tượng nứt toác lộ ra vết khoảng 15cm. Qua một đêm, một “hố sâu” lộ thiên giữa đường khiến nhiều người phát hoảng và nguy hiểm khi đi qua đoạn đường này.

Theo quan sát của phóng viên, hố xuất hiện ngay giữa lòng đường, miệng hố rộng gần 1m, độ sâu lún sụt khoảng 1,2m, phía dưới hiện tượng lún đang loang rộng.

Nhiều phương tiện lưu thông qua đây đều tìm cách tránh hố rất khó khăn và gây nguy hiểm bởi không có biển hiệu cảnh báo.

Nói về nguyên nhân lún sụt, những người dân khu vực này bức xúc: “Dự án thoát nước trên tuyến phố này được triển khai từ nhiều tháng qua. Từ khi dự án này được thực hiện thì các hộ dân bên đường phải hứng chịu cảnh bụi mù mịt.”

Lý giải cho sự việc này, bác Đặng Thị Kim, người dân sống trên khu phố cho biết: “Việc sụt lún là lẽ đương nhiên, phía đơn vị thi công công trình hệ thống ngầm trên tuyến phố này đêm làm, ngày nghỉ để trả lại mặt đường giao thông. Tuy nhiên, do quá trình san lấp cẩu thả, nền đất yếu đã gây nên lún sụt.”

“Từ khi xuất hiện chiếc hố này dù chưa ai bị dính bẫy, nhưng đơn vị thi công lại không hề che chắn hay cảnh báo gì,” bác Kim than thở .

Theo những người dân tại đây, tình trạng ùn tắc thường xuyên kéo dài trên tuyến phố, đặc biệt là vào giờ cao điểm bởi việc thi công kéo dài trên phố, đồng thời vật liệu xây dựng như: đá dăm, cát sỏi tràn lòng đường thì nguy cơ xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào.

Trước đó, trên đường Nguyễn Trãi, khu vực trước cửa Công ty Sông Đà cũng đã xuất hiện một “hố tử thần” với diện tích khoảng hơn 10m2, sát với dải phân cách với làn đường dành cho xe buýt. Đây là điểm thi công đường ống dẫn nước, chỉ cách ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến chừng 200m./.

“Hố địa ngục” và lời tiên tri của Lưu Bá Ôn

Kể từ tháng 4 năm 2010, sau khi huyện Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên đột nhiên xuất hiện 26 hố sụt đất, các tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam, Quảng Tây, Giang Tây, Quảng Đông, v.v. ở Trung Quốc cũng theo đó phát sinh sụt lún cục bộ và hình thành các hố tự nhiên. Những hố xuất hiện do sụt đất này gây tổn thất kinh tế nhất định cho dân chúng sở tại, đồng thời trực tiếp đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của dân chúng, chẳng hạn: ngày 17 tháng 1 năm 2010, trường tiểu học Phúc Tuyền ở trấn Đại Thành Kiều, huyện Ninh Hương, tỉnh Hồ Nam đột nhiên xuất hiện sụt lún, một phòng học cấp bốn đột nhiên biến mất. Mấy tháng sau, phạm vi sụt đất không ngừng khuếch đại, cả bãi tập của trường học bị thôn tính. Đường kính miệng hố hiện tại đã lên tới hơn 80 mét, trực tiếp đe dọa khu lớp học 2 tầng và dân cư quanh đó, tạo thành uy hiếp rất lớn tới an toàn của cư dân. 


Một hố địa ngục xuất hiện thời gian gần đây
Ngày 3 tháng 6 năm 2010, ngọn núi lớn ở thôn Cát Lợi, trấn Lương Giang, thành phố Lai Tân thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây bỗng nhiên sụt xuống hình thành 4 hố lớn. Mặt đất sụt lún khiến phòng ốc, tường vách bị rạn nứt, xiêu vẹo, nhà cửa đổ sập, cũng ảnh hưởng đến thôn lân cận trên núi và một đập chứa nước nhỏ.
Tối ngày 8 tháng 6 năm 2010, vạch kẻ ngang dành cho người đi bộ ở khu Thành Hoa, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đột nhiên sụt xuống, tạo thành một hố sâu 3 mét khiến dân chúng không dám đến gần.
Ngày 9 tháng 6 năm 2010, tại thôn Trần Ốc, trấn Cửu Pha, thành phố Liên Châu, tỉnh Quảng Đông, một con trâu nặng cả trăm cân bị rơi vào hố gây ra bởi sụt đất, sau đó người ta phát hiện con trâu đã chết. Hơn 20 dân làng đã cố gắng dùng ròng rọc để kéo con trâu lên, nhưng kết quả nỗ lực trong mấy ngày mà không thành công.
…………………..

Sự xuất hiện của các “hố địa ngục” đã khiến dân chúng cực kỳ hoảng sợ, trong dân gian người ta nhao nhao truyền nhau sắp có địa chấn lớn xảy ra. Một số chuyên gia đã đứng ra giải thích và chỉ ra rằng nó không liên quan gì tới động đất, thế nhưng vẫn không thể xua tan mối nghi ngại trong dân chúng. Trên thực tế, “hố địa ngục” chính là sụt đất trong phạm vi nhỏ, nhưng nguyên nhân ở tầng sâu dẫn tới sụt đất là gì? E rằng đây không phải là điều mà các chuyên gia có thể giải thích từ góc độ khoa học hiện đại. Ví như mấy ngày trước, tại đoạn quốc lộ Giang Sơn trên đường cao tốc Hoàng Cù Nam, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc xuất hiện “hố địa ngục” với đường kính 8,3 mét, sâu 6 mét; mặt hố rất tròn, vách hố trơn tuột, trông không giống hố tự nhiên, thậm chí người ta còn thấy nguyên mặt nhựa đường dưới đáy hố. Kỳ lạ kiểu này giống như quỷ thần làm, chứ ngay cả dùng sức người khoét ra cũng khó đạt đến mức độ tròn như thế.
“Hố địa ngục” xuất hiện ngày nay tuyệt không phải là ngẫu nhiên. Dân gian Trung Quốc vẫn lưu truyền thuyết về “trời sụp đất lún”, “hố địa ngục” phải chăng là báo trước nhân loại sẽ phải đối diện với sụt đất trong phạm vi lớn hơn? Trong biến hóa địa chất của lịch sử lâu dài, có bản khối đại lục trồi lên, lại cũng có bản khối đại lục trầm xuống. Lục địa Atlantis theo truyền thuyết cũng từng bị chìm toàn bộ xuống đáy biển, quả là một tình cảnh đáng sợ! Ở đây tôi xin mạo muội đưa ra lời tiên tri nổi tiếng của đại dự ngôn gia Lưu Bá Ôn—«Lưu Bá Ôn bia ký tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây», trong đó có đoạn:
“Tiền bạc là vật bảo,
Nhìn thấu dùng không được.
Quả thực là vật bảo,
Lòng đất nứt không đảo.”
Bốn câu này nói, tiền bạc trong con mắt người ta được coi là vật bảo, thế nhưng khi nhìn thấu thì thấy nó không dùng để làm gì. “Nhìn thấu” gì đây? Chính là một khi “lòng đất nứt” thì tiền bạc không có giá trị sử dụng nữa, bởi vì lúc ấy nhân loại đã chẳng còn chỗ nào để trốn, vậy thì làm gì còn cơ hội tiêu tiền nữa? Có thể thấy, “lòng đất nứt” này đối với nhân loại mà nói là một tai họa ngập đầu, chính là điều truyền thuyết gọi là “trời sụp đất lún”. “Hố địa ngục” rất có khả năng là một điềm báo cho “lòng đất nứt” (tức “trời sụp đất lún”) trong tương lai. Đối diện với tai họa mang tính hủy diệt này, người ta liệu có thể “không đảo” mà vượt qua hay không? Có thể, bởi vì người được chân chính “bảo” hộ có thể vượt qua kiếp nạn này. Như vậy “vật bảo” chân chính ở đây là gì? Trong đoạn dự ngôn tiếp theo, Lưu Bá Ôn giải đáp câu hỏi này như sau:
“Bảy người một đường tẩu,
Dẫn dụ đã vào khẩu. (chữ “Chân”)
Ba chấm cộng một câu, (chữ “Nhẫn”)
Bát Vương nhị thập khẩu.” (chữ “Thiện”)
“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu”: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).
“Ba chấm cộng một câu“: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).
“Bát Vương nhị thập khẩu“: chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “trập” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.
“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).
Ở đây, Lưu Bá Ôn đã dùng hình thức câu đố chữ để nói với chúng ta rằng “vật bảo” này chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Bất luận thế nào, chỉ cần nhận thức được “Chân-Thiện-Nhẫn” là có thể vượt qua đại kiếp nạn rồi, là có thể “Người người đều hỷ cười, ai ai cũng bình an”.

Khi thiên nhiên ‘nổi giận’

Ngày nay, con người dường như đã quen với sự bất ổn của thời tiết. Hầu như ngày nào cũng có thiên tai xảy ra trên khắp thế giới, không lớn thì nhỏ. 
Nếu trước kia, thường chỉ xảy ra hạn hán, lũ lụt thì càng ngày thời tiết càng biến đổi kì quặc, mức độ dữ dội hơn: Bão tuyết trên diện rộng, mùa đông kéo dài, lũ lụt liên tiếp, mưa đá kỉ lục, động đất, sóng thần bất ngờ…

Thiên tai cướp đi mạng sống con người, phá hoại môi trường sinh thái. Cũng vì thiên tai, bệnh dịch, nạn đói bùng phát, tệ nạn xã hội gia tăng, an ninh xã hội bị đe dọa, cản trở bước phát triển của xã hội.

Biến đổi khí hậu không phải là câu chuyện của riêng một quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề toàn cầu cấp bách. Vẫn biết là thế, nhưng cho đến nay những nỗ lực ngăn chặn hiểm họa tự nhiên chưa đạt được hiệu quả đáng kể nào.

Nhìn lại những hình ảnh ghi lại khoảnh khắc thiên nhiên “nổi giận”, con người càng phải nên trân trọng cuộc sống và môi trường tự nhiên.

Cả một vùng nước Mỹ rộng lớn bị một cơn bão mùa đông bao trùm. Cơn bão có phạm vi hoạt động đến 2000 dặm, mang theo băng tuyết. Các ngả đường và sân bay từ Texas đến đảo Rhole đều bị tê liệt

Ông Mohamed Nawaz bám vào một chiếc bè trước khi được Hải quân Pakistan giải cứu khỏi cơn lũ. Đây là trận lũ gây thiệt hại lớn nhất trong 80 năm qua tại Pakistan khiến hàng triệu người phải di dời khỏi mảnh đất quê hương.

Một nạn nhân lũ lụt bị thương khi giành giật thức ăn được phân phối từ một xe tải tại Muzaffagarh, tỉnh Punjab, Pakistan

Máy bay trực thăng chở những nạn nhân lũ lụt tại Kallam,Pakistan. Những nỗ lực cứu trợ nạn nhân lũ lụt gần như không có giới hạn vì sự ảnh hưởng của trận lũ là quá lớn.

Đại lộ Nowshera, Pakistan ngập trong biển nước. Ánh đèn rọi vào người đàn ông tạo nên một hiệu ứng đặc biệt, trông ông ta chẳng khác gì một cây đuốc sống.

Màn nhào lộn bất đắc dĩ để qua sông Chakdara (Pakistan). Sợi dây đã thay thế cây cầu bị phá hủy.

9 máy bay trực thăng và 300 người đàn ông chiến đấu với đám cháy rừng ở phía nam Thụy Sỹ. Đám cháy bùng phát vào đợt hạn hán tồi tệ nhất trong suốt 150 năm qua của đất nước này.

Trong nhiều thập kỉ qua, đây là cơn bão tuyết khủng khiếp nhất bang Missouri, Mỹ. Những chiếc xe tải gần như biến mất trong tuyết

Quân đoàn công binh thuộc quân đội Mỹ gây nổ trên đê để thoát nước nhằm giải quyết nạn lụt ở sông Missisipip. 
Sương mù bao phủ trung tâm London là kết quả của thời tiết nóng nực và ô nhiễm không khí

Sau cơn lốc xoáy, một bé gái may mắn được cứu khi bị mắc kẹt trong nhà với mẹ.Có hơn 300 người thiệt mạng ở miền Nam và Tây Nam bang Missouri, Hoa Kỳ trong trện lốc này

Trung Quốc bắn tên lửa gây mưa ở Hoàng Phố. Hạn hán kéo dài làm khoảng 1.400 hồ chứa nước ở tỉnh Hồ Bắc bị cạn dưới mức cho phép, các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng, người dân thiếu nước uống

Vũng nước kia là phần còn lại của một nhánh sông Hán, Vũ Hán, Trung Quốc trong đợt hạn hán nghiêm trọng.

Người đàn ông vất vả dắt ngựa qua một khu vực bị ngập lụt ở San Bunito, Colombia

Một người đàn ông đánh cá ngay trên mặt đường ở phía nam tỉnh Surat Thani, Bangkok, Thái Lan

Đồng cỏ bị thiêu rụi ở Graford, Texas

Một cơn bão mạnh “ghé thăm” bãi biển Midtown, thuộc Palm Beach, Florida

Người đàn ông đang tạm trú ẩn trong cơn bão mùa đông tại Ciudad Juarez. Khu vực này hiếm khi có tuyết và nhiệt độ xuống mức âm

Một nông dân nỗ lực dập tắt đám cháy do hạn hán kéo dài ở vùng ngoại ô Havana.Tình trạng thiếu mưa dẫn đến lượng nước các hồ chứa giảm và nước ngầm thiếu hụt.

Cư dân tìm kiếm thi thể nạn nhân lở đất tại Kingking,Philipines. Các quan chức cho biết 15 người đã được cứu thoát, nhưng 21 người vãn còn mất tích.

Ông Jim Pinter ở bang Arizona sơ tán khỏi ngôi nhà của mình khi cháy rừng lan tới gần

Đám cháy làm sáng rực cả vùng trời Arizona, nửa triệu hecta rừng đã bị thiêu trụi

Kết quả của vụ lở đất do mưa dữ dội tại Doda, Ấn Độ

Người dân được sơ tán tại trung tâm mua sắm Earlville tránh cơn bão Yasi sắp đổ bộ vào Cairns, đây là cơn bão được cho là mạnh nhất trong lịch sử Australia.

Một trận bão kèm theo đá tại Vivian, bang Nam Dakota, Mỹ

Hạt mưa đá khổng lồ ở Vivian.

Phim ngắn: Câu chuyện đồ vật

Mỗi đồ vật khi đến được tay chúng ta đều đã để lại đằng sau một quy trình đầy bí ẩn. “Câu chuyện đồ vật” sẽ giúp bạn khám phá hành trình bí ẩn đó.
Kịch bản và sản xuất: Annie Leonard

Bản tiếng Việt của bộ phim là kết quả hợp tác của Nhiệt Huyết và TGC (Hà Nội) trong 2 tháng. Cố vấn David Brown. Điều phối bởi Thế Hệ Xanh.
Xem trực tuyến (với phụ đề tiếng Việt):

Câu chuyện đồ đạc from The Green on Vimeo.

Cá chết hàng loạt ở Trung Quốc

Hiện tượng cá chết hàng loạt với số lượng hàng chục nghìn con đã xảy ra trên sông Hải Hà ở Thiên Tân, phía bắc Trung Quốc.

Hàng chục nghìn con cá gai chết nổi đã dạt vào khoảng 1km dọc bờ sông Hài Hà.

Người dân địa phương đứng nhìn cảnh cá chết trắng bờ sông.
Các quan chức môi trường địa phương cho hay sự gia tăng các chất ô nhiễm trong nước sông do mưa lớn gần đây là nguyên nhân khiến những con cá gai bị chết ngạt.

Hố tử thần đột nhiên xuất hiện dưới gầm giường !

Một phụ nữ tại Guatemala đã đứng tim khi nghe thấy một tiếng nổ lớn và tá hoả khi phát hiện ra rằng âm thanh lạ xuất phát từ một hố địa ngục hình thành ngay bên dưới giường ngủ.

Hố sụt xuất hiện bên trong một ngôi nhà ở Guatemala City.
Bà Inocenta Hernandez, sống tại thủ đô Guatemala City, Guatemala, đã vội vàng chạy ra ngoài xem có chuyện gì xảy ra sau khi nghe thấy một tiếng nổ lớn. Nhưng khi nhận ra vụ nổ xuất phát bên trong ngôi nhà của mình, bà đã quay trở lại và phát hiện một hố đất sụt lớn ngay bên dưới giường ngủ.
Một phóng viên đã tới thăm hiện trường cho hay hố sụt xuất hiện vào tối thứ Hai rộng 80cm và sâu 12,2m.
“Khi chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn, chúng tôi nghĩ rằng đó là một vụ nổ khí gas từ nhà hàng xóm, hoặc một vụ đâm xe trên đường phố.

Hố rộng 80cm và sâu 12,2m.
“Chúng tôi chạy bổ ra ngoài để kiểm tra nhưng không thấy gì. Một người đàn ông sau đó nói với tôi rằng tiếng nổ xuất phát từ nhà của tôi. Và chúng tôi đã tìm kiếm cho tới khi phát hiện hố sụt bên dưới giường tôi”, bà Hernandez nhớ lại.
Bà Hernandez cho biết thêm rằng rất may hố sụt chỉ ảnh hưởng tới ngôi nhà chứ không làm tổn thương tới những đứa cháu, khi đó đang chơi gần phòng ngủ.
Cảnh sát, các thành viên của văn phòng thảm hoạ thiên nhiên quốc gia và các quan chức công ty cấp thoát nước đã tới thị sát hiện trường.
Các hố sụt, tạo nên bởi quá trình sói mòn tự nhiên, có thể hình thành dần dần nhưng thường diễn ra bất ngờ.

Một "hố địa ngục" lớn xuất hiện trên đường phố Guatemala City năm 2010.

Thủ đô Guatemala City, được xây dựng trên các lớp trầm tích núi lửa, là nơi hay xảy ra các hố sụt, thường bị quy lỗi cho hệ thống cống bị rò rỉ hoặc do mưa lớn.
Hồi năm 2010, một hố sụt khổng lồ, rộng 18m và sâu 30m, cũng từng xuất hiện bất thình lình tại Guatemala City, nuốt chửng một toà nhà 3 tầng và một ngôi nhà gần đó.

Thác nước “chảy ngược” ở Sydney

Một thác nước Australia đã xảy ra hiện tượng dòng nước đổ xuống từ ngọn thác bị “chảy ngược” do gió quá mạnh.

Hình ảnh cắt từ video cho thấy dòng nước bị thổi ngược lên không trung.


Miền nam Australia đã có gió mạnh trong 24 giờ qua. Gió thổi mạnh tới nỗi dòng nước chảy xuống từ ngọn thác ở phía nam Sydney đã bị thổi bay ngược lên không trung.
Lượng mưa đổ xuống Sydney chỉ trong 24 giờ qua bằng lượng mưa của cả tháng và vận tốc gió đã đạt 120km/h.

Thuyết tiến hóa: Sai lầm được che giấu

Như đã biết, thuyết tiến hóa và cây sự sống là 1 học thuyết được cả thế giới tin tưởng suốt 150 năm nay...Thuyết được Đác Uyn sáng tạo ra và nhanh chóng trở thành học thuyết được ưa chuộng trên toàn thế giới, nhất là những người vô thần...

Tuy nhiên theo thời gian, những lập luận của thuyết tiến hóa đang ngày càng trở nên đi vào ngõ cụt và bộc lộ ra nhiều điểm yếu, những mâu thuẫn không thể trả lời

Ngay từ thuở ban đầu Thuyết tiến hóa đã dựa vào ngành cổ sinh vật học, nhưng càng ngày những khám phá của cổ sinh vật học lại đang phản bác lại thuyết tiến hóa...

Mọi người hãy cùng tranh luận về vấn đề này nhé...

Trước hết tớ sẽ đưa ra quan điểm để phản bác thuyết tiến hóa
 

*) Thứ nhất là về các vụ lừa đảo nổi tiếng nhất của thuyết tiến hóa

1) Vụ lừa đảo “Piltdown Man” chấn động thế giới 

“Người đàn ông Piltdown” có lẽ là một trong những trò lừa đảo nổi tiếng nhất trong lịch sử liên quan tới thuyết tiến hóa, và phải mất 40 năm các nhà khoa học mới phát hiện ra nó chỉ là một vụ lừa đảo.

Đây là "nhà khoa học vĩ đại" 



2) lần này còn vĩ đại hơn nhiều 
:
Những hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, lời nói dối xuyên thế kỷ

Chắc chả ai lạ gì đồng chí này





Loạt hình trên là loạt hình do Hackel vẽ giả, loạt hình dưới là hình chụp trong thực tế. Tuy vụ giả mạo kinh khủng này bị phát hiện từ cả trăm năm trước, nhưng hiện giờ nó vẫn nằm chường trong các sách giáo khoa của nhiều cấp học trên toàn thế giới

Đó là “công trình khoa học” mà Darwin đã trích dẫn như là một tài liệu tham khảo trong cuốn sách “Sự tiến hóa của loài người”. Trong thực tế, một số người đã nhận ra rằng các tranh minh họa của Haeckel là một sự xuyên tạc ngay cả trước khi Darwin viết cuốn sách của mình.

"Trò lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá lớn đến độ ông ta đã bị cáo buộc bởi 5 vị giáo sư khác nhau và bị phán là có tội bởi tòa án trường Đại học Jena."
(Hank Hanegraaff, Sai lầm chết người “Điều mà những người theo phái tiến hóa không muốn để bạn biết”, nhà xuất bản W Publishing Group, 2003, trang 70)

Haeckel đã làm giả những hình vẽ nhằm mục đích chống lưng cho cái học thuyết mà ông ta tôn sùng. Khi bị phát giác ra hành vi giả mạo, điều duy nhất ông ta muốn biện hộ là: những người theo phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội như ông ta

“Sau khi dứt khoát nhận tội ‘giả mạo’ này tôi phải có nghĩa vụ tự thấy bản thân mình đáng bị kết tội và tiêu diệt, nếu tôi không có được sự an ủi khi nhìn thấy hàng trăm người bạn đồng bị cáo cùng đứng trước vành móng ngựa với tôi, trong đó có nhiều nhà quan sát đáng tin cậy nhất và nhiều nhà sinh học được kính trọng nhất. Phần lớn các biểu đồ trong sách giáo khoa sinh học, luận án và tạp chí tốt nhất sẽ phải gánh chịu cùng một mức độ tội danh ‘giả mạo’, bởi tất cả chúng đều không chính xác, và bị làm giả, trình bày và dựng lên không nhiều thì ít”

(Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997) và (Francis Hitching, cuốn sách “The Neck of the Giraffe: Where Darwin Went Wrong”, nhà xuất bản Ticknor and Fields, New York, năm 1982, trang 204)

Nhưng để giữ cho các giáo điều của Darwin đứng vững, có một sự cần thiết phải tuyên bố rằng bản vẽ của Haeckel thực sự là “bằng chứng của sự tiến hóa”. Trò gian lận ấy như thế nào, đối với những người theo phái tiến hóa Darwin cũng không quan trọng. Cái quan trọng trong mắt những người ủng hộ học thuyết Darwin là: làm sao để các hình vẽ của Haeckel được tuyên bố là bằng chứng cho thuyết tiến hóa, ngay cả nếu nó là giả.

“Lời thú tội của Haeckel đã bị biến mất sau khi những hình vẽ của ông ta được sử dụng sau đó trong một quyển sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin”, và được sao chép rộng rãi trong các sách Sinh học viết bằng tiếng Anh”.

(Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)

Mặc cho việc trò giả mạo bị bại lộ, Darwin và những nhà sinh vật học ủng hộ ông ta tiếp tục coi các hình vẽ của Haeckel như là nguồn dẫn chứng tham khảo.Và điều đó đã khuyến khích Haeckel tiếp tục đi xa hơn. Trong những năm sau đó ông ta tiếp tục sản xuất ra hàng loạt các minh họa so sánh phôi. Ông ta vẽ các hình vẽ các phôi của cá, kỳ nhông, rùa, gà, thỏ và phôi người sát cạnh nhau. Các phôi của các giống loài khác nhau trong giai đoạn đầu, được ông ta vẽ hết sức giống nhau và chỉ khác nhau dần dần trong quá trình phát triển. Đặc biệt, sự giống nhau giữa phôi người và phôi cá thực sự là rất ấn tượng, đến mức cái “mang” có thể được nhìn thấy trong hình vẽ phôi người, giống như ở hình vẽ phôi cá. Dưới cái lốt khoa học mà ông ta đã khoác lên các hình minh họa ấy, Haeckel đã đưa ra “học thuyết về sự lặp lại hình thái” (Ontology Repeats Phylogeny). Ý nghĩa của “học thuyết” do Haeckel “sáng chế” ra, là như thế này: trong quá trình phát triển mà phôi trải qua trong trứng hay tử cung của mẹ, thì mọi giống loài đều lặp đi lặp lại lịch sử “tiến hóa” của nó, trong thời kỳ phôi thai. Ví dụ, ông ta nói phôi thai con người trong tử cung của người mẹ, đầu tiên trông giống như một con cá, và sau đó trong những tuần tiếp theo thì giống một con kỳ nhông, một loài bò sát rồi một động vật có vú, cuối cùng “tiến hóa” thành một con người.

Thêm phát bại lộ nữa này 




Haeckel bịa ra rằng các phôi sẽ trải nghiệm lại “quá trình tiến hóa” mà “tổ tiên” của chúng đã trải qua. Những hình vẽ giả mạo của Haeckel, nói rằng phôi người ban đầu có đặc điểm giống như một con cá và sau đó, trong những tuần tiếp theo, giống một con kỳ nhông, một loài bò sát rồi một động vật có vú, cuối cùng “tiến hóa” thành một con người.

Bây giờ người ta đã biết rằng “những cái mang” xuất hiện trong giai đoạn đầu của phôi thai con người, trong thực tế là ống tai giữa, tuyến cận giáp, và tuyến ức đang hình thành. Cái phần của phôi thai mà trông giống như “túi lòng đỏ trứng” hóa ra là một cái túi mà sản xuất máu cho trẻ sơ sinh. Cái phần mà Haeckel nói là cái “đuôi” trong thực tế là xương sống, trông giống như một cái đuôi chỉ vì nó hình thành trước khi đôi chân xuất hiện.

Trong thập niên 1990, một nhà nghiên cứu phôi thai, người Anh, tên là Michael Richardson đã kiểm tra phôi của động vật có xương sống dưới kính hiển vi và xác định rõ ràng rằng, trong thực tế các phôi hoàn toàn không giống với những hình vẽ của Haeckel.

Trong ấn bản ngày 05 Tháng 9 năm 1997, của tạp chí khoa học Science nổi tiếng, một bài báo được xuất bản cho thấy bản vẽ phôi của Haeckel là lừa đảo. Bài báo này mang tựa đề: “Những cái phôi của Haeckel: Gian lận đã bị phát hiện lần nữa”, đã cho biết:

“Michael Richardson, một nhà phôi thai học tại Trường y của bệnh viện St Geogre (St George’s Hospital Medical School) ở London nói: “Ấn tượng mà các bản vẽ của Haeckel mang lại, rằng các phôi hoàn toàn giống nhau, là sai”… Vì vậy, ông và các đồng nghiệp đã tự nghiên cứu so sánh, kiểm tra lại và chụp ảnh các phôi của các loài ở độ tuổi phù hợp tương đối với những hình mà Haeckel đã vẽ. Hãy nhìn mà xem, các phôi thai “luôn trông khác nhau một cách đáng kinh ngạc”, Richardson báo cáo trong số ra tháng 8 của tờ Giải phẫu và Phôi thai học”

(Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)



Trong ấn bản ngày 05 Tháng 9 năm 1997, của tạp chí khoa học Science nổi tiếng, một bài báo được xuất bản cho thấy bản vẽ phôi của Haeckel là lừa đảo. Bài báo này mang tựa đề: “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa”

Bài báo đã mô tả các phôi, trong thực tế, trông khác nhau như thế nào



Các quan sát trong những năm gần đây đã cho thấy các phôi của các loài khác nhau không giống nhau, như những gì mà Haeckel tuyên bố. Sự khác nhau hoàn toàn giữa phôi của động vật có vú, của loài bò sát và của loài dơi ở trên, là một minh chứng rõ ràng cho điều đó

Thực ra, đây là một sự thật đã được biết đến từ rất lâu trong giới khoa học, ngay cả những người theo phái tiến hóa cũng phải công nhận điều đó. Nhưng vì những lý do bí ẩn, họ vẫn cố tình phớt lờ vụ giả mạo này và khiến cho rất nhiều người tin rằng: những gì Haeckel nói mới là sự thật.

Ngày 16 Tháng 10 Năm 1999 tờ báo New Scientist đã viết:


“Haeckel gọi đây là một quy luật sinh học, và ý tưởng đó đã trở thành phổ biến, được gọi là sự lặp lại hình thái (recapitulation). Trong thực tế, quy luật nghiêm ngặt của Haeckel đã sớm bị chứng minh là sai. Ví dụ, những năm đầu tiên của phôi thai người không bao giờ có mang có chức năng như một con cá, và không bao giờ trải qua các giai đoạn nào trông giống như một loài bò sát trưởng thành hoặc là một con khỉ”.

Một bài báo trong tờ American Scientist, đã viết:


“Chắc chắn quy luật sinh học này đã chết hoàn toàn. Cuối cùng nó đã bị loại trừ khỏi các sách giáo khoa sinh học trong thập niên 50. Là một chủ đề của cuộc điều tra lý thuyết nghiêm túc, nó đã bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20… ”.

(Keith S. Thomson, “Vòng đời của cá thể sinh vật và sự phát sinh loài,” đăng trên báo American Scientist, tập 76, tháng 5 và tháng 6 năm 1988, trang 273)

*) Các bằng chứng chứng minh thuyết tiến hóa là sai

Đầu tiên phải nói đến đó là các mắt xích thiếu, suốt 150 năm thuyết tiến hóa ra đời đến nay vẫn chưa hề có bất kỳ mắt xích thiếu nào được tìm thấy, mặc dù theo Đác Uyn nó phải có vô cùng nhiều...

Thuyết tiến hóa ngay từ thuở ban đầu đã dựa vào cổ sinh vật học nhưng càng ngày các phát kiến mới của cổ sinh vật học lại đang phản bác lại thuyêt tiến hóa

Đây là những gì mà thuyết tiến hóa nói:



Còn đây là những gì mà cổ sinh vật học đã tìm ra:



Các loài sinh vật như đồng loạt được tạo ra ở cùng 1 thời điểm sau đó tuyệt chủng từ từ, rồi đến 1 thời điểm nhất định lại đồng loạt xuất hiện các giống loài mới, đó hoàn toàn không phải là sự tiến hóa...

Các bằng chứng chứng minh thuyết tiến hóa đúng thì suốt 150 năm nay chả thấy đâu, trong khi những bằng chứng chứng minh nó sai thì ngày càng nhiều

Lấy ví dụ về cá vây tay

1) Cá vây tay
Mẫu hóa thạch trên hình có

Tuổi: 240 triệu năm
Thời kỳ: Kỷ Triat
Địa điểm: Ambilobe, Madagascar


Cá vây tay, một loài cá 400 triệu năm tuổi, đã hoàn toàn không thay đổi trong 400 triệu năm qua. Nó đã bảo tồn các cấu trúc sinh lý trong suốt khoảng thời gian cực dài, mặc cho lục địa dịch chuyển, sự thay đổi khí hậu và thay đổi điều kiện môi trường. Cá vây tay là một trong nhiều loài hóa thạch sống cho thấy không có sự tiến hóa.

Cá vây tay là một loài cá lớn, chiều dài khoảng 150 cm, cơ thể phủ một lớp vảy dày tương tự như áo giáp. Các mẫu vật hóa thạch đầu tiên được phát hiện trong các địa tầng thuộc kỷ Devon. Cho đến tận năm 1938, các sách vở sinh học tiến hóa vẫn ghi là loài cá này sử dụng cặp vây để đi bộ trên đáy biển, và rằng nó là một hình thức trung gian giữa động vật biển và động vật trên cạn, với lý lẽ là cấu trúc xương của vây trong hóa thạch Cá vây tay. Sinh vật này cũng được dạy là đã bị tuyệt chủng ít nhất 70 triệu năm trước. Tuy nhiên, vào năm 1938 một con Cá vây tay đã bị bắt sống ngoài khơi bờ biển phía đông Nam Phi. Như vậy, loài cá này không phải là hình thức trung gian như câu chuyện tưởng tượng được dạy và in trong sách giáo khoa suốt nhiều năm.

Từ đó, những con cá vây tay được tìm thấy tại các địa điểm khác nhau và người ta đã quan sát được môi trường sống tự nhiên của chúng.



2) Gián (cái con này mới gọi là buồn cười, các nhà tiến hóa học gọi nó là "loài vật đã tiến hóa đến mức cao nhất) 
Mẫu vật trên hình có

Tuổi: Hổ phách 50 triệu năm
Thời kỳ: Kỷ Eocene
Địa điểm: Kaliningrad, Nga



Thử so sánh với gián ngày nay



Con gián trong hổ phách 50 triệu năm trước có gì khác con gián ngày nay?

Loài gián là loài côn trùng có cánh xuất hiện sớm nhất được biết đến, xuất hiện trong các mẫu hóa thạch trong kỷ Than đá, khoảng 350 triệu năm trước đây. Loài côn trùng này có cặp râu tinh tế rất nhạy cảm với các chuyển động nhỏ nhất. Cặp cánh hoàn hảo của nó thậm chí có khả năng chịu được bức xạ hạt nhân, vẫn giống hệt như hàng triệu năm trước đây. Con gián 50 triệu năm tuổi này không khác gì những con gián ngày nay.

3) loài Dế
Mẫu hóa thạch trên hình có

Tuổi: 125 triệu năm
Thời kỷ: Kỷ phấn trắng
Địa điểm: Crato Formation, Ceara, Brazil


Ngày nay


Dế đồng thân mình khỏe mạnh, sống trong đồng cỏ, ăn những loài côn trùng nhỏ hơn, và gặm nhấm lúa, quần áo. Nói chung, dế thính tai và thính mắt. Đôi mắt lồi di chuyển đủ vòng tròn nên nó có thể nhìn được khắp nơi cùng lúc.

Hóa thạch dế cho thấy không có sự khác biệt giữa dế đồng ngày nay và đồng loại của chúng sống cách nay 125 triệu năm. Đây là một trong nhiều loài hóa thạch sống. “Các nhà khoa học” từ đầu đã biết các mẫu hóa thạch không ủng hộ giấc mơ tiến hóa và hàng trăm nghìn hóa thạch đã bị che giấu khỏi con mắt của công chúng. Tuy nhiên, càng ngày càng khó che đậy hơn, bởi các hóa thạch khai quật được càng ngày càng nhiều, và kinh nghiệm đã giúp người ta hiểu ra là khi tìm được các mẫu hóa thạch họ không nên cả tin giao cho những người luôn luôn giấu kín hoặc phá hủy chúng vì những lý do bí ẩn.

4) Ong bắp cày
Mẫu vật trên hình có

Tuổi: 50 triệu năm (hổ phách)
Thời kỳ: Kỷ Eocene
Địa điểm: Kaliningrad, Nga



Ngày nay



Trong hình là một con ong bắp cày 50 triệu năm tuổi được bảo quản trong hổ phách Baltic, so sánh với một đồng loại của chúng ngày nay. Qua nhiều triệu năm chúng không có gì thay đổi

Thú mỏ vịt

"Thú mỏ vịt chỉ sống ở châu Úc, là loài thú có vú duy nhất đẻ trứng, nhưng vẫn nuôi con bằng sữa
Nó là một trong rất nhiều loài hóa thạch sống, cho thấy không hề có tiến hóa

Thú mỏ vịt đã tồn tại trên trái đất từ 167 triệu năm trước đây, và không khác gì đồng loại của chúng ngày nay.

Chúng đẻ trứng nhưng thú mỏ vịt vẫn tiết ra sữa. Kỳ lạ hơn nữa, chúng không có núm vú, do đó, sữa tiết ra qua lỗ chân lông trên da và tập trung lại trong những rãnh trên bụng của con mẹ


Những đặc điểm vừa giống bò sát vừa giống chim vừa giống thú làm nhiều người muốn xếp nó là loài trung gian (mắt xích thiếu) của giả thuyết tiến hóa. Nhưng oái oăm thay, nếu là loài trung gian thì chỉ có thể là trung gian giữa bò sát với chim, hoặc giữa chim với thú chứ không thể đồng thời giống cả 3 thứ được.
Rốt cuộc thì phải xếp loài này vào đâu trong cái “cây tiến hóa” của giả thuyết tiến hóa?



Hệ thống tiêm nọc độc trên chân và móng vuốt của chúng có thể gây đau đớn cho nạn nhân trong suốt nhiều ngày. Đây là đặc điểm độc nhất vô nhị của loài động vật này

Vô cùng kỳ lạ, thú mỏ vịt là loài động vật có vú nhưng lại có nọc độc.Nó là loài thú duy nhất có hệ thống tiêm nọc độc trong chân và móng vuốt.Cũng kỳ lạ không kém, là chỉ có thú mỏ vịt đực mới có tuyến nọc độc.Nó dùng những cái “cựa” sắc nhọn ở 2 chân sau có màng của nó để tiêm chất độc vào kẻ địch.Chất độc khiến nạn nhân đau dữ dội trong nhiều ngày, nhiều tuần và có khi là vài tháng.

Tóm lại loài vật này có nhiều điểm kỳ dị:

1. Chúng có nọc độc như của loài bò sát, nhưng đẻ trứng và có mỏ giống như loài chim, nhưng lại có lông + nuôi con bằng sữa mẹ như loài thú.
2. Là loài duy nhất có tuyến nọc độc trong chân và móng vuốt.
3. Không hề trải qua sự biến đổi nào trong hàng trăm triệu năm.

Nếu là dạng trung gian thì nghĩa là nó đã phải tuyệt chủng và hình thái của nó phải biến đổi từ từ trong các mẫu hóa thạch.Trong thực tế thì loài này không thay đổi sau 225 triệu năm, và vẫn tiếp tục tồn tại tới giờ.

Rốt cuộc thì phải xếp loài này vào đâu trong cái “cây tiến hóa” của giả thuyết tiến hóa?

Ngạc nhiên thay, loài vật này không phải là trường hợp trớ trêu duy nhất, khi mà gần như tất cả các ứng cử viên “loài trung gian” vẫn cứ có những đặc điểm không thay đổi trong suốt hàng trăm triệu năm tồn tại, và đến ngày nay vẫn chưa hề tuyệt chủng. Điển hình là Thú mỏ vịt, Chim Hoatzin, Cá vây tay, Bò sát Tuatara, vv… Điều đó làm rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong thực tế khái niệm “mắt xích thiếu” là không tồn tại, các giống loài từng nhiều lần xuất hiện đồng thời đột ngột và không biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử của chúng

Chim Hoatzin, Cá vây tay, Bò sát Tuatara (con này mang những đặc điểm vừa giống bò sát vừa giống cá làm nhiều người muốn xếp nó là “loài trung gian” (mắt xích thiếu) của giả thuyết tiến hóa. Nhưng oái oăm thay, nếu là loài trung gian thì nghĩa là nó đã phải tuyệt chủng và hình thái của nó phải biến đổi từ từ trong các mẫu hóa thạch. Trong thực tế thì loài này không thay đổi sau 225 triệu năm, và vẫn tiếp tục tồn tại tới giờ. Rốt cuộc thì phải xếp loài này vào đâu trong cái “cây tiến hóa” của giả thuyết tiến hóa?)


Tất cả chúng đều là những bằng chứng sống chứng tỏ cái sai của thuyết tiến hoá...

Tiếp theo là cá chim


Tuổi: 100 triệu năm

Thời kỳ: Kỷ phấn trắng

Địa điểm: Ramlia Taouz, Morocco


Con cá này, dài 20,3 cm, là một con cá kim trưởng thành, với các chi tiết được bảo tồn rất tốt. Không có sự khác biệt giữa con cá kim sống hàng triệu năm trước và các bản sao của chúng ngày nay. Loài cá kim đã tồn tại hàng nhiều triệu năm mà không có sự thay đổi trong cấu trúc cơ thể của chúng, cho thấy không hề có sự tiến hóa.

Admin

Thanks for joint