10/6/11

Video hãi hùng về núi lửa phun trào ở Hawaii

- Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đã công bố đoạn video cho thấy hoạt động gần đây tại núi lửa Kilauea, một trong những ngọn núi lửa còn hoạt động mạnh nhất thế giới.

Video quay cảnh dòng đá nóng chảy màu vàng cam đang đổ vào một hồ nham thạch, nơi nhiệt độ có thể lên tới 700 độ C, bên trong miệng phun Halema`uma`u của núi lửa Kilauea.
Các nhà khoa học đang giám sát chặt chẽ mức độ nham đang gia tăng tại miệng phun Halema'uma'u. Có những lo ngại rằng nham thạch trong hồ, hình thành năm 2009, có thể tràn bờ của miệng núi lửa.
Núi lửa Kilauea, một trong 5 núi lửa vốn hình thành nên Đảo Lớn (Big Island) của Hawaii, là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất hành tinh. Kilauea đã phun trào liên tục kể từ năm 1983, trở thành đợt phun trào lâu nhất trong 200 năm qua.

Kinh hoàng cảnh nham thạch núi lửa Hawaii thiêu rụi nhà dân

- Một ngôi nhà tuyệt đẹp trên đảo Hawaii đã bị thiêu rụi vì dòng nham thạch đỏ rực trào ra từ miệng núi lửa Kilauea, vốn hoạt động không ngừng nghỉ kể từ năm 1983 đến nay.
 
3 năm qua, ông Gary Sleik đã sống trong nỗi lo sợ rằng một ngày nào đó dòng nham thạch nóng sẽ “hỏi thăm” nhà ông.
 
Nham thạch đang tiến lại gần nhà ông Gary Sleik tại thị trấn Kalapana Gardens, Hawaii.


Nham thạch lan tới vườn sau nhà ông Sleik, đốt cháy các bụi rậm và cây cối.

Chủ nhân của ngôi nhà, ông Sleik (áo xanh).
 
Lần phun trào hiện thời của Kilauea bắt đầu ngày 3/1/1983 và núi lửa này liên tục hoạt động kể từ đó tới nay.
 

Kilauea được cho là núi lửa hoạt động nhiều nhất thế giới.


Cuối cùng thì đến cuối tuần vừa rồi, mối lo sợ của ông Sleik đã trở thành hiện thực.
 

Ngôi nhà bốc cháy ngùn ngụt.


Ông Sleik và một người bạn ngồi nhìn ngôi nhà bị cháy tại thị trấn Kalapana Gardens, Hawaii.
 

Ngôi nhà đã biến thành tro bụi.
 
Nham thạch từ miệng núi lửa đã tràn ngập thị trấn và khu vực Kalapana, phá hủy nhiều ngôi nhà trong những năm qua.


Một nhóm các ngư dân đã may mắn thoát nạn khi chiếc xe của họ gặp phải nham thạch và khói bụi trên tuyến đường cao tốc 130 ở Kalapana hôm 17/7.

Lửa cháy quật ngã các biển hiệu tại một bãi đỗ xe ở Kalapana.

10 vụ phun trào núi lửa ấn tượng nhất


 - Các dòng nham thạch đỏ rực phun ra từ miệng núi lửa tạo nên những cảnh tượng thiên nhiên ngoạn mục. Dưới đây là 10 vụ núi lửa phun trào ấn tượng nhất thế giới.
 
1. Kilauea (Hawaii)
 
Kilauea là một trong những gọn núi lửa hoạt động thường xuyên nhất trên thế giới. Núi lửa này đã liên tục phun trào nham thạch kể từ năm 1983.
2. Etna (Italia)
 
 
Là núi lửa cao nhất và hoạt động tích cực nhất châu Âu, Etna nằm trên hòn đảo Sicilia thuộc miền nam Italia. Núi lửa này chưa bao giờ ngừng phun trào trong 2.000 năm qua và đợt phun trào gần đây nhất diễn ra tháng 4/2010. Một điều thú vị là Etna còn nhả khói hình vòng tròn, với mỗi vòng khói kéo dài 15 phút mới tan.
3. Nyamulagira (Cộng hoà dân chủ Congo)
 
Núi lửa Nyamulagira toạ lạc tại Cộng hoà Dân chủ Congo. Kể từ những năm 1980, núi lửa này đã phun trào hơn 30 lần.
 





4. Sakurajima (Nhật Bản)
Sakurajima, nằm ở phía nam đảo Kyushu, là một trong những núi lửa hoạt động thường xuyên nhất Nhật Bản. Nham thạch chảy ra từ đợt phun trào năm 1914 đã khiến hòn đảo này được nối liền với bán đảo Osumi. Hoạt động núi lửa của Sakurajima hiện vẫn tiếp diễn, nhả ra một lượng tro bụi lớn bao trùm lên các khu vực lân cận.
 



5. Erebus (Nam Cực)
Cao 3.794m so với mực nước biển, đỉnh Erebus tại Nam Cực là núi lửa hoạt động hoạt động thường xuyên nhất ở phía nam của Trái đất. Núi lửa này được xem là hoạt động liên tục kể từ năm 1972. Nó chứa đựng một hồ nham thạch vốn là một trong 5 hồ nham thạch tồn tại lâu nhất thế giới.
 



6. Chaiten (Chile)
Sau khi ngủ yên 9.500 năm, núi lửa Chaiten đã hoạt động trở lại từ tháng 5/2008 và đang tiếp tục hoạt động. Chaiten có thể nhả khói bụi bay cao tới 30.000m.
 



7. Krakatoa (Indonesia)
Krakatoa là hòn đảo núi lửa tại eo biển Sunda nằm giữa đảo Java và Sumatra tại Indonesia. Đợt phun trào nổi tiếng nhất của núi lửa này tạo ra một loạt vụ nổ lớn trong 2 ngày 26-27/8/1883 và được xếp vào các sự kiện núi lửa phun trào mạnh nhất trong lịch sử hiện đại.
 



8. Tungurahua (Ecuador)
Núi lửa Tungurahua toạ lạc tại Cordillera, miền trung Ecuador. Đây là một trong những núi lửa nguy hiểm và hoạt động thường xuyên nhất nước này. Mỗi lần phun trào thường đi kèm với các trận lở đất lớn và lũ lụt.
 


9. Mount Yasur (Vanuatu)
Yasur là núi lửa hoạt động thường xuyên nhất trên đảo Tanna của Vanuatu - quốc đảo thuộc tây nam Thái Bình Dương. Miệng núi lửa Yasur có hình tròn với đường kính 396m.
 
 
 
 
10. Eyjafjallajokull (Iceland)
Đợt phun trào mới nhất của núi lửa Eyjafjallajokull xảy ra hồi tháng 4 năm nay đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và gây thiệt hại tài chính lớn đối với ngành công nghiệp và du lịch hàng không châu Âu.



Trung Quốc "tố ngược" Việt Nam tấn công tàu cá


Ngày 9/6, sau vụ tàu Trung Quốc cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các tàu cá nước này trong khi đang hoạt động đã bị các tàu vũ trang Việt Nam xua đuổi.
 
Tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp ngày 26/5 vừa qua (Ảnh: Năng lượng mới)
THX dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: "Trong cuộc xua đuổi này, lưới đánh cá của một tàu cá Trung Quốc đã vướng vào cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, do đó ngư dân Trung Quốc buộc phải cắt lưới đánh cá."
Tàu Trung Quốc liều lĩnh lao vào phá cáp tàu Việt Nam, nhưng người phát ngôn Hồng Lỗi lại nói: "Hành động này đã gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự an toàn của các ngư dân Trung Quốc."
Vào lúc 6 giờ ngày 9/6/2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 6o 47,5’ Bắc và 109o 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking II sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.
Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga khẳng định khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
"Phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt-Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam," bà Nga nhấn mạnh.
Chiều cùng ngày, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của Việt Nam.

Admin

Thanks for joint