13/7/11

Bão cát kinh hoàng tấn công nước Mỹ

Một cơn bão cát cực mạnh với đường kính ở một số điểm lên tới 80km và cao 1,6km, đã càn quét thành phố Phoenix, bang Arizona của Mỹ hôm qua.


Cơn bão cát khổng lồ đã xuất hiện tại thành phố Phoenix lúc chập choạng tối.


Cơn bão ở một số điểm có đường kính lên tới 80km và cao 1,6km, cao hơn các toà nhà chọc trời trong thành phố.
Bão cát di chuyển với vận tốc 100km/h.
"Bức tường" cát di chuyển qua sa mạc Arizona từ phía nam và tấn công thành phố Phoenix lúc sẩm tối.

Cơn bão làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng và làm trì hoãn các chuyến bay. Gió mạnh đã quật đổ các cây cối và khiến hàng nghìn người dân bị cắt điện.


Theo Cơ quan Thời tiết Mỹ, cơn bão cát đã di chuyển nhanh chóng qua Phoenix và các thành phố Avondale, Tempe và Scottsdale.


Nguyên nhân xảy ra cơn bão cát là do mùa gió mùa tại bang Arizona, thường bắt đầu từ giữa tháng 6 và kéo dài tới tận cuối tháng 9.

Bão cát gây nguy hiểm cho giao thông vì tầm nhìn bị giảm mạnh.

Bảng điện tử cảnh báo các tài xế về tầm nhìn hạn chế.
Cát bụi phủ đầy trên xe ô tô.
Người dân vội vàng trở về nhà trong cơn bão cát.
Các du khách ngồi tại một quán cà phê trong cơn bão cát.

Hành khách đeo khẩu trang để tránh hít phải bụt tại sân bay quốc tế Sky Harbor.

Năm 2013, cả nước Anh có thể mất điện vì Mặt trời

Theo dự báo, Mặt trời sẽ hoạt động cực mạnh vào năm 2013. 

Đài Quan Sát Hoạt Động Mặt trời của tổ chức NASA vừa chụp lại một chuỗi những hình ảnh đáng kinh ngạc của lửa Mặt trời cấp 2, có khả năng ảnh hưởng đến các vệ tinh và cả nguồn điện trên Trái Đất.


Ngọn lửa Mặt trời bùng lên dẫn đến sự hình thành của một cơn bão lửa bức xạ ở mức độ chưa từng thấy trong vòng 5 năm qua, mà dự kiến sẽ tạo ra một cơn bão từ khi đến Trái Đất.
“Ngọn lửa này khá lớn,” ông Bill Murtagh, điều phối viên chương trình tại Trung tâm vũ trụ dự báo thời tiết của NWS, miêu tả lại vết lóa có tên gọi M-2.
“Lúc mới bắt đầu nó không lớn lắm, nhưng khi vụ nổ diễn ra sau đó, chúng tôi đã phát hiện bức xạ năng lượng cực lớn. Có thể nhìn thấy nhiều vật chất phát nổ trên bề mặt Mặt trời,” Ông chia sẻ.
Tuy nhiên, vụ nổ xảy ra không hướng về phía Trái Đất, vì vậy ảnh hưởng của nó được cho là khá nhỏ. Các nhà nghiên cứu thời tiết không gian vẫn tiếp tục quan sát đề phòng hiện tượng này tạo ra những va chạm của từ trường giữa Mặt trời và Trái Đất.
Tuy nhiên, trong vòng 2 năm tới, Mặt trời sẽ đi vào thời kỳ hoạt động cao điểm. Theo các nhà nghiên cứu, một vụ nổ cấp 5 khổng lồ có thể xảy ra gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nguồn điện ở Trái Đất đặc biệt là vùng nước Anh. Thư ký Bộ Năng Lượng Anh, Chris Huhne đang xem xét một số biện pháp để bảo vệ nguồn điện, trong số đó có việc tắt cả lưới điện quốc gia gây ra mất điện tạm thời. 

Các nhà khoa học tin rằng vụ nổ này có thể mạnh gấp 5 lần vụ nổ ở Quebec năm 1989 làm cho 6 triệu người không có điện.
Vật chất từ vụ nổ có thể tới Trái Đất chỉ trong vài phút, và khoảng 3 ngày tiếp theo là những sóng năng lượng rất nguy hiểm.
2013: Những ngọn lửa Mặt trời có thể làm cả bầu trời đỏ rực, xóa sổ internet và làm Trái Đất tê liệt
Chính phủ các nước dự định sẽ chuẩn bị đối phó bằng cách tắt lưới điện tạm thời và đảm bảo các máy bay bay thấp hơn để giảm tiếp xúc với từ trường.
Năm 1859, lần đầu tiên một vết lóa được các nhà khoa học ghi lại, đã ảnh hưởng tới mạng lưới điện báo trên thế giới mạnh mẽ tới mức giấy điện báo đã bị cháy.

Vỡ đê bảo hộ tại nhà máy hạt nhân Mỹ.

Một bờ đê ngăn lũ từ sông Missouri tràn vào nhà máy hạt nhân Nebraska của Mỹ đã bị sập hôm qua, nhưng giới chức cho biết họ vẫn kiểm soát được tình hình và chưa có gì nguy hiểm xảy ra.

Nhà máy hạt nhân Fort Calhoun đã ngừng hoạt động từ tháng 4 để nạp nhiên liệu, và hiện nước chưa tràn vào nhà máy, Ủy ban kiểm soát hạt nhân Mỹ (NRC) cho hay. Con sông này dự tính sẽ không thể dâng mực nước lên quá mức mà nhà máy có thể kiểm soát. Phát ngôn viên NRC Victor Dricks khẳng định nhà máy vẫn an toàn.




Nhà máy hạt nhân Fort Calhoun bị bao vây bởi nước sông Missouri. (Ảnh: AP).


Theo AP, ủy ban đã cử các nhà điều tra tới xem xét hiện trường nhà máy ở cách Omaha 32 km, khi bờ đê dài 600 m bị sập vào lúc 1h30 sáng qua. Nước tràn vào vùng khu vực xung quanh và những khu nhà nằm ven.

Cơ quan năng lượng công cộng Omaha cho biết khu toàn bộ nhà máy sẽ không được hoạt động trở lại cho đến khi nước lũ rút. Một đội kiểm tra sẽ xác định xem bờ đê này có thể vá lại được hay không.

Việc đê bảo hộ bị sập không ảnh hưởng tới việc làm nguội lò phản ứng hay bể chứa nhiên liệu đã sử dụng, tuy nhiên điện bị cắt do nước tràn vào máy biến thế chính, NRC thông báo. Hiện nhà máy chạy bằng máy phát điện cho đến khi nguồn điện được phục hồi vào hôm nay.

Lũ lụt đang đe dọa dọc bờ sông Missouri bởi lượng nước dâng cao sau khi những hồ chứa nước ở trên cao được xả. Các chuyên gia ước tính con sông sẽ còn bị dâng tràn cho đến tháng 8 bởi lượng mưa nhiều từ vùng cao và những khối tuyết ở trên núi tan chảy vào lưu vực sông.

Chuyên gia cảnh báo thảm họa ở Bắc bán cầu

Arthur Saltykovski cho biết hiện nay không ai có thể quả quyết vì sự phun trào của núi lửa ở một thời điểm nào đó. Núi lửa cựa mình luôn luôn là điều bất ngờ, nhưng không loại trừ việc có thể thấy trước được thảm họa này khi nghiên cứu những biến động địa chất để có thể ước đoán 10 năm, 20 năm, 30 năm sau hiện tượng ấy sẽ có thể xảy ra.



Nếu như ngọn núi lửa Yellowstone thức giấc nó có thể gây ra thảm họa cho toàn bộ Bắc bán cầu. Ảnh minh họa.

Ông cho biết: Sự phun trào của núi lửa thường phụ thuộc vào khả năng xác định được những “mầm mống” tại những nơi mắc ma nóng chảy, thấy bão hoà những chất khí như khí cacbônic, amôniăc, fluorua

Siêu núi lửa Yellowstone nằm trên lãnh thổ của vườn quốc gia cùng tên thuộc tiểu bang Wyoming, Hoa Kỳ. Đó là một thành tạo địa chất gọi là “vùng lún miệng núi lửa” (caldera),giống như một chiếc phễu vốn là miệng núi lửa xưa kia có diện tích đến 55 kilomet vuông. Theo Saltykovski, vào giữa thế kỷ 20 các nhà khoa học đã xác định được độ sâu của nó là 8 km, dưới miệng núi lửa có những “hầm” chứa đầy macma, là núi lửa thời xưa.

Núi lửa Yellowstone đã từng phun khoảng 2 triệu năm trước, sau đó là hai đợt tiếp cách nay 1,2 triệu năm và 600 triệu năm. Vào lần phun cuối cùng nó đã tung vào khí quyển khoảng 1 triệu kilomét khối tro bụi và các khối rắn. Trong khi đó, những đợt thảm hoạ núi lửa lớn nhất mà lịch sử ghi nhận chỉ là phun ra 50 kilomet khối tro bụi (Tambora, 1815) và 10 kilomet khối (Krakatau, 1833). Hiện nay, những hoạt động tiềm ẩn của núi lửa chỉ là khá nhiều suối nước nóng và những vùng địa nhiệt trong Khu vườn quốc gia.

Nếu núi lửa Yellowstone phun trào thì sẽ trở thành một thảm hoạ kinh hoàng. Ngoài những tổn thất trực tiếp do núi lửa phun như những khối tro bụi khổng lồ rơi xuống một vùng lãnh thổ rất rộng, một lượng lớn tro sẽ bốc lên tầng bình lưu và hành tinh của chúng ta sẽ chịu đựng một “mùa đông núi lửa” thực sự, như từng xảy ra khi núi lửa Pinatubo yếu hơn rất nhiều đã phun vào năm 1991 (chỉ 4,8 kilomet khối tro bụi) gây hiện tượng lạnh cao độ.

Ông Saltykovski mô tả: "Nếu núi lửa này phun thì một nửa nước Mỹ sẽ bị tro bụi bao phủ và dung nham sẽ trào ra trên những khoảng cách lớn quanh nó. Nhiệt độ Bắc bán cầu sẽ giảm đáng kể. Rất may là những núi lửa như thế không nhiều”.

Mỹ: dầu rò rỉ dài 40km trên sông

Tập đoàn dầu khí đa quốc gia lớn nhất nước Mỹ Exxon Mobil cam kết nhanh chóng làm sạch môi trường sông Yellowstone, bang Montana, sau khi đường ống dầu bị vỡ.

Một lượng dầu tương đương 750-1.000 thùng (khoảng 163.000 lít) đổ ra sông, tạo ra vệt dầu loang trải dài 40km xuống phía hạ lưu sông Yellowstone, theo Reuters ngày 4-7.



Vết dầu loang trên sông Yellowstone nhìn từ máy bay - Ảnh: Reuters

Exxon Mobil đã cho đóng đường ống rò rỉ 6 phút sau khi phát hiện sự cố. Hàng trăm cư dân trong phạm vi 32km dọc bờ sông đã phải sơ tán nhưng sau đó được phép quay về nhà.

Trước đó vào tháng 5, đường ống dẫn dầu này, có tuổi thọ 20 năm, đã bị đóng khi nước sông lên cao, nhưng sau khi kiểm tra an toàn đã được mở trở lại. Nguyên nhân sự cố đang được điều tra.

100 công nhân được điều đến giải quyết sự cố và tập đoàn đang huy động các chuyên gia trên khắp cả nước tới hỗ trợ để làm sạch các đám dầu loang.

Vụ rò rỉ xảy ra chỉ một ngày sau khi Exxon bị kiện đòi bồi thường thiệt hại 1,5 tỉ USD cho một vụ rò rỉ dầu năm 2006.

Bình Định: Câu được cá mập sọc trắng tại biển Quy Nhơn

- Khoảng 21h30 tối qua 11/7, nhóm câu cá mập của Đoàn nghiên cứu cá dữ tấn công người thuộc Viện Hải Dương Học đã bắt được một con cá mập nặng khoảng 40 kg, dài gần 2m.

Anh Nguyễn Văn Lộc ở xã Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định cho biết: “Chiều qua đoàn câu chúng tôi gồm 4 người, tôi và 3 người nữa là các anh Nguyễn Đình Bảo, Lê Văn Ba, Nguyễn Hữu Lợi tiến hành thả câu tại đảo Hòn Ngang và Hòn Khê (Nhơn Châu - TP Quy Nhơn) cách bờ biển khoảng 5 hải lý. Dàn lưỡi câu lớn với 135 lưỡi. Đến khoảng 21h30 kiểm tra câu thì phát hiện cá mập mắc câu. Ngay lập tức chúng tôi áp sát cá vào bờ”.
 


Con cá mập được đưa lên bờ thu hút nhiều người tới xem
Đến hơn 8h sáng 12/7, con cá mập được đưa vào bờ.

Anh Nguyễn Phi Uy Vũ, nghiên cứu viên Viện Hải Dương Học cho biết: “Đây là con cá mập sọc trắng có trọng lượng 38 kg, dài 1,87m, độ rộng miệng là 16,5cm”.

Được biết đây là dự án nghiên cá dữ tấn công người ở biển Quy Nhơn được Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Viện Hải Dương Học Nha Trang tiến hành khảo sát từ tháng 8/2010. Đến nay đoàn đã tiến hành 6 chuyến ra biển thả câu nhưng không thành. Trong đó, lần thứ 5 cá mắc câu nhưng lưỡi câu bị đứt, đến lần thứ 6 này cá mới cắn câu.
 
Con cá có trọng lượng gần 40kg.

Hiện con cá mập đang được tiến hành lấy mẫu xét nghiệp sau đó sẽ được chuyển vào Nha Trang tiếp tục nghiên cứu.

Thời gian gần đây tại bãi tắm Quy Nhơn đã xảy ra hàng chục vụ cá dữ tấn công người tắm biển. Ngư dân cũng bắt được 3 con trong đó có con nặng tới 500kg.

Admin

Thanks for joint