6/8/11

Bí ẩn về ngôi đền cổ vĩ đại Ba'albek

Cũng giống như Kim tự tháp của người Ai cập, nó là 1 công trình nhân tạo vô cùng cổ xưa nhưng khác ở chỗ, Kim tự tháp thì giới khảo cổ học còn "đổ" cho người Ai Cập xây dựng (dù những lí luận về cách xây của họ rất vớ vẩn) nhưng ở ngôi đền này thì các nhà khoa học không thể nói gì hơn là lắc đầu....
Những ngôi đền cổ này này tọa lạc trên độ cao 1150m thuộc thị trấn Ba’albek, Li Băng

Những ghi chép lịch sử của Baalbek chỉ ra rằng chúng đã có từ 2,000 năm trước khi Alexander Đại Đế đến chinh phục Baalbek và biến nơi đây thành thành phố của những người hành hương mang tên Heliopolis.

Không những thế, những người dân thuộc nền văn minh Sumeria (sống cách đây 5000 năm) còn gọi Ba'albek là "ngôi đền cổ xưa" 

Ở phế tích Ba'albek người ta có thể nhận thấy những phế tích không thuộc về nền văn minh La mã...chủ yếu làm nên sự kỳ diệu của cấu trúc là nền móng cự thạch đồ sộ và khối lượng quá lớn của các khối đá 







“Tảng đá của người phụ nữ mang bầu” này có trọng lượng mà chúng ta không thể biết chính xác, chỉ dám ước lượng là vào khoảng 1.500 tấn vì có thể nó còn nặng hơn 
Đây được coi là tảng đá nguyên khối lớn nhất trên thế giới









Làm thế nào để người ta đẽo tạc và di chuyển được khối đá đó lên độ cao 1150m trên mực nước biển với địa hình dốc và chật hẹp như thế này???

Các nhà khoa học đã ước tính để nâng được nó lên, chỉ là để nâng được nó lên thôi với công nghệ của ngày nay chúng ta cần 21 cái xe cẩu hạng nặng thuộc loại siêu trường, siêu trọng và phải bố trí theo kiểu này



Không hiểu là các xe cẩu hạng nặng này sẽ di chuyển kiểu gì để dịch chuyển được khối đá này đi???? 


Đây là 1 khối đá nguyên khối dùng trong 1 công trình xây dựng ngày nay...




Để di chuyển được nó, người ta phải dùng đến 1 xe cẩu cỡ lớn, nhưng điều đáng buồn cười ở đây là khối đá này chỉ nặng vỏn vẹn có 5 tấn
Vậy thử hỏi các nhà khoa học là với địa hình chật hẹp và độ dốc lớn như ở Ba'albek thì người ta sẽ dùng con lăn và ròng rọc kiểu gì để di chuyển được những khối đá nặng gấp vài chục lần, thậm chí là mấy trăm lần khối đá 5 tấn kia

Cũng không hiểu các nhà khoa học giải thích thế nào về các khối đá nguyên khối nặng cả trăm tấn được nâng lên độ cao hàng chục, thậm chí mấy chục mét và được xếp khít đến độ rất khó để mà có thể nhìn ra khe rãnh như thế này










Hãy để ý những khối nền móng này, chúng thật khổng lồ và được đẽo tạc thật chính xác, phẳng lỳ như 1 cái mặt bàn và xếp khít vào nhau đến kinh ngạc




Ở thời xa xưa, quả là một điều kỳ diệu khi những tảng đá quá lớn được cắt ra và ghép lại với nhau không một kẽ hở chính xác đến tuyệt đối như vậy. Đây chắc chắn là những tảng đá lớn nhất thế giới và khiến chúng ta tự hỏi không hiểu người ta đã sử dụng kỹ thuật nào để lắp đặt và bố trí những tảng đá khổng lồ này. Chẳng lẽ những người dân thuộc thời đại đồ đá lại có những kĩ thuật xây dựng mà đến ngày nay chúng ta còn phải lắc đầu lè lưỡi 

Những điều vẫn còn không thể tưởng tượng được với kỹ thuật hiện đại ngày nay đã được thực hiện bởi những cư dân thuộc những nền văn minh vô danh
...

Chúng ta hoàn toàn có thể cho rằng phế tích cổ Ba'albek là 1 công trình thuộc về 1 nền văn minh tiền hồng thủy xa xăm nào đó, 1 nền văn mình đã phát triển vô cùng rực rỡ và lụi tàn trong quá khứ mà hiện nay chúng ta không hề biết gì về họ. Họ đã sở hữu những tri thức, ít nhất là về vấn đề xây dựng mà ngày nay vẫn là vô cùng bí ẩn đối với chúng ta


Lịch sử nhân loại như những gì chúng ta được học hoặc là quá thiếu sót hoặc là quá sai lầm

Nhiệm vụ của chúng ta ngày nay là phải làm sáng tỏ và viết lại lịch sử nhân loại sao cho đúng với những gì nó có, không chỉ vì chúng ta mà còn vì cả con cháu sau này nữa...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Admin

Thanks for joint