1/4/11

Hàng nghìn sinh vật dưới đáy đại dương mới được phát hiện.


Các nhà khoa học cho hay, biển sâu tối tăm là nơi sinh sống của hàng nghìn sinh vật, nhiều trong số này chưa từng được con người biết đến.
Sử dụng các camera ròng dây xuống vùng nước sâu, thiết bị định vị dưới nước và các công nghệ khác, các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 17.650 sinh vật sống ở độ sâu trên 200m - nơi ánh sáng mặt trời không thể xuyên xuống. Con số này bao gồm 5.722 loài sống ở độ sâu trên 1.000m.
Công bố trên đây là bản cập nhật mới nhất từ dự án nghiên cứu về các sinh vật biển mang tên Census of Marine Life (tạm dịch: Cuộc điều tra dân số đời sống biển) nhằm khảo sát “dân số” của biển. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảng 5.600 loài mới, ngoài tổng số 230.000 loài sinh vật biển từng được biết tới.

Các nhà khoa học hi vọng họ có thể công bố khoảng 1 triệu hoặc hơn 1 triệu các loài sinh vật biển chưa được biết tới đến tháng 10/2010 khi dự án Census of Marine Life kết thúc. Trên cạn, các nhà sinh vật học cho tới nay đã thống kê khoảng 1,5 triệu động vật và thực vật.

“Cho tới tận gần đây, vùng biển sâu vẫn bị xem là sa mạc. Vì thế, thật ngạc nhiên khi thống kê được gần 20.000 sinh vật sống ở vùng biển đó. Biển sâu là môi trường được thăm dò muộn nhất trên trái đất”, Jesse Ausubel, một nhà tài trợ của dự án, nhật xét.
Trong số những sinh vật mới được phát hiện có hơn 40 loài san hô, gần 500 loài từ sinh vật đơn bào cho tới những loài mực lớn. Quan trọng không kém là 170 loài sinh vật mới lấy chất dinh dưỡng từ các hóa chất phun ra từ những ống phun dưới đáy biển.
Dự án Census of Marine Life khởi động năm 2000 và kéo dài 10 năm. Hơn 2.000 nhà khoa học từ hơn 80 quốc gia trên thế giới đang tham gia dự án này.
 
Một số sinh vật biển lạ mới được ghi nhận:
 
 
Một loại dưa biển trong suốt.
 
Bạch tuộc có hai vây giống tai voi.
 

Một loài cá cực hiếm.


Một loài giáp xác chân kiếm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Admin

Thanks for joint