20/5/11

Di sản đập Tam Hiệp Trung Quốc


 - Sau bão táp, lũ lụt chết người trong mấy ngày qua, Trung Quốc lại đứng trước nguy cơ phải đối phó với nạn lụt lớn trong thời gian tới khi nước ở hồ chứa đập Tam Hiệp lên đến mực rất cao, đe dọa tràn ra và nhấn chìm vùng hạ lưu sông Dương Tử.
Lực lượng quân đội cố ngăn nước lũ khi một con đập bị vỡ ở nhánh sông Dương Tử tại tỉnh Giang Tô
Theo Bộ Thủy lợi Trung Quốc, nước trong hồ chứa ở đập thủy điện Tam Hiệp hôm 23/7 đã lên đến mực rất cao là 158,8m, trong khi mức cao nhất là 170 m. Trong trường hợp nước hồ chứa đập Tam Hiệp tràn ra ngoài, vùng hạ lưu sông Dương Tử sẽ bị ngập nước.
Dự báo thời tiết cho biết sẽ có thêm mưa trong lúc mực nước sông Dương Tử - con sông dài nhất Trung Quốc, tiếp tục ở mức cao gần kỷ lục.
Vùng có nguy cơ bị lụt nghiêm trọng nhất là tỉnh Giang Tây. Chính quyền địa phương đã báo động tình hình nguy ngập và kêu gọi phải gia tăng các biện pháp phòng chống dọc các sông hồ với mực nước lên cao sau các trận mưa to trong những ngày qua.
Nhiều người hiện nay lo ngại là tình huống năm 1998 lại tái diễn. Năm đó, nước sông Dương Tử lên cao gây ngập lụt làm hơn 4.000 người chết, 18 triệu người phải sơ tán.
Hôm qua, 100.000 người đã phải đi sơ tán do mưa lớn kéo dài khiến nước sông Gia Lĩnh ở tỉnh Tứ Xuyên (thuộc Tây Nam), một nhánh lớn của sông Dương Tử, dâng cao tràn bờ. Tình cảnh tương tự cũng xảy ra với hàng nghìn người ở tỉnh Thiểm Tây và Hồ Bắc, khi nước các con sông ở đây đều vượt mức báo động.
Theo cơ quan kiểm soát lũ lụt của Trung Quốc, nước này đang chứng kiến trận lụt tồi tệ nhất trong suốt một thập kỷ qua, gây thiệt hại gần 21 tỉ USD.
Số liệu chính phủ Trung Quốc công bố giữa tuần qua cho biết đã có 700 người chết và hơn 300 người mất tích từ đầu năm đến nay do lũ lụt ở Trung Quốc.
 - Trong đợt mưa lũ gần đây, hàng ngàn tấn rác đã bị cuốn trôi xuống hồ chứa của đập Tam Hiệp khổng lồ Trung Quốc. Rác dày đến nỗi người ta có thể "dạo bộ" trên mặt hồ.
Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới.
 
Chen Lei, một quan chức cấp cao của Công ty đập Tam Hiệp Trung Quốc, cho biết trên tờ China Daily rằng hiện mỗi ngày có tới 3.000 tấn rác được thu lượm ở con đập, nhưng vẫn không đủ sức người để dọn sạch tất cả số rác bị cuốn trôi xuống đập.

“Khối lượng rác khổng lồ ở khu vực đập có thể chặn cổng của đập Tam Hiệp”, ông Chen cho hay, ám chỉ đến các cổng cho phép tàu thuyền đi qua sông Dương Tử.
 
 
Công nhân dọn rác bị mưa lũ cuốn trôi xuống sông Dương Tử.
 
Sông Dương Tử là tuyến đường thương mại quan trọng đối với thành phố Trùng Khánh ở thượng nguồn và các khu vực khác tại các tỉnh miền tây Trung Quốc.

Các bức ảnh cho thấy những vạt nước khổng lồ phun ra từ con đập bị “hòa” đầy rác, trong đó có giày dép, chai lọ, cành cây, bọt biển…
 
 
Hàng ngàn tấn rác đang "xâm lấn" hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp trong đợt mưa lũ mới đây. (Ảnh các công nhân đang thu lượm rác gần đập Tam Hiệp)
 
Theo báo cáo chính thức, kể từ đầu mùa mưa vào tháng 7, khoảng 50.000m2 mặt nước hồ chứa của đập Tam Hiệp đã bị rác che phủ. Và những khối rác này có độ dày lên tới 60cm, thậm chí ở một số chỗ người ta có thể đi bộ lên trên được, tờ Hubei Daily cho hay.

“Khối lượng rác khổng lồ như thế có thể làm hỏng chân vịt và đáy của tàu bè qua lại”, ông Chen cho hay. “Rác phân hủy cũng thể gây hại tới cảnh quan và chất lượng nguồn nước”.
 
 
Một công nhân dọn rác bị cuốn trôi xuống sông Dương Tử, đoạn ở tỉnh An Huy.
 
Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới, được xây dựng một phần là để khống chế lũ lụt dọc sông Dương Tử. Chi phí xây dựng đập này lên đến hơn 37,5 tỷ USD và buộc 1,3 triệu người phải tái định cư. 
 
 
Rác trên sông Dương Tử dày tới nỗi có thể "dạo bộ" được trên mặt sông.
 
Các nhà môi trường nhiều năm qua đã cảnh báo rằng hồ chức nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hóa chất công nghiệp độc hại của thành phố Trùng Khánh gần đó và lo ngại rằng phù sa bị mắc kẹt sau con đập có thể gây xói mòn dưới hạ nguồn.

Các nhà môi trường cũng cho rằng suốt gần một thập niên qua Trung Quốc đạt được bước tiến rất nhỏ trong việc hạn chế ô nhiễm bên trong và quanh hồ chứa nước đập Tam Hiệp. Theo ông Chen, mỗi năm Trung Quốc phải chi khoảng 100 triệu tệ để dọn từ 150.000-200.000 m3 rác bị cuốn xuống đập.
 - Trung Quốc hôm nay thừa nhận đập Tam Hiệp của nước này đã gây ra hàng loạt vấn đề lớn cần phải được giải quyết nhanh chóng.
Hàng ngàn tấn rác đang "xâm lấn" hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp trong đợt mưa lũ năm ngoái. (Ảnh các công nhân đang thu lượm rác gần đập Tam Hiệp)

Các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho hay dự án đập Tam Hiệp đã gây ra các vấn đề về môi trường và các vấn đề liên quan đến việc tái định cư cho 1,3 triệu người.
 
Đập Tam Hiệp là đập lớn nhất thế giới và có chi phí có thể lên tới 40 tỷ USD.

Đây được xem là lần đầu tiên các quan chức chính phủ trung ương Trung Quốc thừa nhận vấn đề đối với dự án đập Tam Hiệp. Thừa nhận được đưa ra trong tuyên bố của Quốc vụ viện, tức chính phủ trung ương Trung Quốc.
 
Tuyên bố mới đầu ca ngợi những thành tựu đạt được của dự án xây đập, cho rằng nó đã giúp giảm lũ lụt, tăng tưới tiêu và sản xuất điện.

Tuy nhiên tuyên bố thừa nhận: “Có những vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết, như bình ổn và cải thiện đời sống cho những người được tái định cư, bảo vệ môi trường, ngăn chặn các thảm họa địa chất”.

Cảnh báo thảm họa

Đập Tam Hiệp được xem là “giấc mơ” của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông. Đập bắt đầu được xây dựng vào năm 1994 trên sông Dương Tử và hoàn thành vào năm 2006. Đập thủy điện lớn nhất thế giới ở miền trung Trung Quốc này bắt đầu đi vào sản xuất điện vào năm 2008.

Các lãnh đạo địa phương cùng các nhóm vấn động đã phàn nàn về các vấn đề liên quan đến dự án đập. Tại một cuộc hội thảo do chính phủ tổ chức vào năm 2007, các quan chức địa phương đã cảnh báo về “thảm họa môi trường” đập Tam Hiệp có thể gây ra.

Mực nước lên xuống trong hồ chứa trải dài tới 660km có vẻ như đã gây ra hiện tượng lở đất thường xuyên tại nước này.

Mưa lớn gây lũ lụt vào mùa hè năm ngoái đã cuốn một lượng lớn rác rưởi xuống sông Dương Tử, khiến Trung Quốc phải tiến hành một chiến dịch dọn dẹp khổng lồ. Báo chí nhà nước khi đó cho hay rác có chỗ dày tới nỗi có thể đi bộ trên sông được và đe dọa làm tắc đập.

Chính phủ Trung Quốc cũng cho biết cần phải hành động thêm để giúp đỡ những người buộc phải di dời nơi ở khi đập được xây dựng. Cụ thể họ cần thêm việc làm, các cơ sở giao thông tốt hơn cũng như cần được cải thiện vấn đề an sinh xã hội.

Đập Tam Hiệp là dự án gây tranh cãi thậm chí từ trước khi nó được phê chuẩn. Trong tuyên bố mới nhất, Quốc vụ viện cho hay họ biết về một số vấn đề có thể xảy ra ngay cả trước khi dự án xây đập bắt đầu từ 17 năm trước. Những vấn đề khác nổi lên trong quá trình xây dựng trong khi một số khác xuất hiện kể từ khi xây xong do “nững yêu cầu mới khi tình hình kinh tế, xã hội phát triển”.

Chính phủ Trung Quốc khẳng định nhiệm vụ hiện nay là giải quyết một số vấn đề trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Admin

Thanks for joint