28/6/11

Nhà máy hạt nhân thành nơi thư giãn


Những khách du lịch đến Philippines giờ đây có thể vào bên trong một nhà máy hạt nhân trị giá 2,3 tỷ USD, sau khi thăm khu bảo tồn rùa cách đó không xa.

Theo AFP, tour du lịch này là một nỗ lực của chính phủ Philippines nhằm tận dụng nhà máy điện hạt nhân Bataan đang bỏ không nhưng lại tiêu tốn một phần lớn ngân sách chính phủ.
Nhà máy điện hạt nhân Bataan đang trở thành điểm tham quan mới của khách du lịch Philippines. Ảnh: AFP
"Đây sẽ là nhà máy điện hạt nhân duy nhất thân thiện với môi trường ở trên thế giới", ông Dennis Gana, phát ngôn viên của công ty điện quốc gia Napocor, đơn vị quản lý Bataan nói khi đang thưởng thức bữa ăn trưa với cá ngừ nướng và thịt gà tại bãi biển.
Công ty Napocor đang cố gắng thu hút sinh viên khắp cả nước và toàn cầu đến tham quan nhà máy Bataan. Chính quyền địa phương gần đây cũng bắt đầu cho kết hợp hành trình tham quan kéo dài một ngày tại khu vực này với khu bảo tồn rùa gần đó, nhằm xây dựng thương hiệu "du lịch sinh thái".
Với vé vào cửa chỉ 50 xu, các du khách có thể chiêm ngưỡng cấu trúc khổng lồ bằng bê-tông của nhà máy sừng sững trên một sườn núi có độ cao 18m so với mực nước biển.
Phần đầu tiên của chuyến tham quan, các du khách sẽ được nghe thuyết trình về các đặc điểm an toàn của nhà máy, trong đó có khả năng chống chọi với một trận động đất lên đến 9 độ Richter.
Một trong những điểm nghỉ chân đáng chú ý của hành trình là một cây cầu thép chỉ cách lò phản ứng một vài mét. Từ lò phản ứng, các du khách sẽ đi dọc một khoang giống tàu ngầm để vào trung tâm điều khiển. Đồng hồ đo tại đây chỉ số 0 cho thấy nhà máy hạt nhân 620 megawatt này chưa hề hoạt động bao giờ.
Sau khi tham quan, nếu các vị khách du lịch cảm thấy quá mệt mỏi để tiếp tục hành trình xe buýt kéo dài 3 giờ đồng hồ trở về thủ đô Manila, họ có thể nghỉ ngơi tại khách sạn ở một bãi biển riêng biệt rộng 356 hecta với những chiếc võng đung đưa trên cây và ngắm các chú dê lang thang trên các sườn đồi.
Bãi biển gần khu vực nhà máy hạt nhân Bataan. Ảnh: AFP
Được xây dựng từ 3 thập kỷ trước dưới chế độ độc tài Ferdinand Marcos với chi phí 2,3 tỷ USD, nhà máy Bataan chưa bao giờ sản xuất một watt điện nào và tiếp tục làm tiêu tốn của những người nộp thuế hơn 10.000 USD mỗi ngày để duy trì nó.
Uranium đã từng được đưa đến Bataan vào năm 1984 nhưng đến năm 1986, khi Marcos bị lật đổ trong một cuộc chiến tranh và cả thế giới kinh hoàng trước thảm họa hạt nhân Chernobyl tại Ukraina, nhà máy này đã phải dừng hoạt động.
Các chuyên gia thì cho rằng Bataan đã được xây dựng quá gần với khu vực dễ xảy ra động đất và thật sai lầm nếu sử dụng một công trình nguy hiểm lại được xây dựng dưới chính quyền tham nhũng của Marcos.
Ông Gana cho biết kế hoạch biến Bataan thành địa điểm du lịch được bắt đầu sau khi nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản bị phá hủy bởi trận động đất hồi tháng 3, nhằm mục đích gây quỹ duy trì nhà máy này nhưng cũng muốn cho thấy nó hoàn toàn có thể phục hồi hoạt động.
"Những gì đã xảy ra ở Fukushima làm cho nhiều người lo ngại về vấn đề hạt nhân nhưng chúng tôi sẽ cho thấy sự khác biệt giữa Fukushima và Bataan. Thảm họa từng xảy ra ở Nhật Bản sẽ không xảy ra ở đây", ông Gana nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Admin

Thanks for joint